Chọi trâu Hải Lựu là lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam. Tương truyền, lễ hội này có từ thế kỷ 2 trước công nguyên. Khi nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà. Nhà Triệu tan rã, thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu, sông Lô (Vĩnh Phúc) để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao quân. Khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu thờ làm Thành hoàng làng và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu có từ đó. |
Lễ hội này được mở hàng năm vào hai ngày 16 và 17/1 âm lịch hàng năm. Ước tính trong hai ngày lễ hội lượng du khách từ khắp nơi đổ về lên tới hàng chục nghìn người. |
Các "chiến ngưu" rất hăng máu khi vào cuộc nên nếu đối thủ có thua thì cũng phải phi theo húc bằng được. Vào tình huống này các chủ trâu bằng mọi giá phải bịt mắt chú trâu đang hừng hực lửa chiến đấu. |
Một chủ trâu bị hất bổng lên sau đòn đánh cáng |
Hầu hết các "chiến ngưu" Hải Lựu ngay khi xung trận ngay lập tức lao thẳng vào đối thủ tung đòn bổ đao, đòn này cũng là đòn phủ đầu thuộc về những chiến ngưu có tính khí hung tợn |
Tiếp sau đó là miếng khoá sừng quật ngã đối thủ, sở trường này của những chiến ngưu có sừng dài |
Một pha rượt đuổi khi đối phương chịu thua bỏ chạy |
Một số chú trâu sau khi đánh bại đổi thủ quay sang đuổi chủ trâu đối phương |
Để giành được chiến thắng, các chú trâu nhờ rất nhiều vào "huấn luyện viên" có kinh nghiệm hay không. |
Nếu gặp đối thủ hung tợn, hiếu chiến thì phải để "chiến ngưu" của mình tránh được đòn bổ đao. Nếu là trâu đánh móc mắt thì phải thả trâu vào thật nhanh tung đòn phủ đầu. Ngược lại, nếu đối thủ có bộ sừng dài, nên để "ông cầu" của mình vào xới từ từ để tránh bị "khóa sừng" quật ngã. |
Các chú trâu hiền lành trước khi bước ra đấu trường sinh tử |
Các "chiến ngưu" tham gia lễ hội được người dân tôn kính gọi là ông Cầu. Các ông Cầu được mua về từ các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ… qua tuyển chọn kỹ càng theo những tiêu chí như mình trường, móng hến, đuôi trai, sừng khum, mắt đỏ hay "sừng cánh đá, má bình vôi." Đặc biệt các ông Cầu phải đủ 250 vanh (vòng ngực) trở lên mới được thi đấu… |
Các chú trâu được huấn luyện kỹ càng nên khi xung trận rất hăng máu |
Mỗi miếng đánh đều rất hóc hiểm để quật ngã đối phương |
Một chú trâu không chịu nổi nhiệt đã bỏ chạy |
Bị cứa rách cổ nhưng chú trâu này vẫn rất ngoan cường |
Một số chú lại "ăn vạ" không chịu ra sân |
Vùi cả đầu trong cát |
Một số người xem mạo hiểm nhảy xuống đấu trường |
Nhưng ngay lập tức phải trèo lên vì sự hăng máu của các chú trâu có thể hất tung họ |
Lễ hội kết thúc, cả trâu thắng và thua đều được giết thịt để cúng tế trời đất, người chủ trâu cũng được chia phần là bộ sừng để làm kỷ vật. Theo quan niệm dân gian những làng nào có "ông cầu" chiến thắng thì năm đó làng gặp nhiều may mắn, mọi người mạnh khỏe, mùa màng phong túc bội thu. Trong ảnh là chú trâu số 07 - nhà vô địch của năm nay đã bị xẻ thịt. |
Một kg thịt trâu chọi có giá dao động tử 250.000 đồng - 600.000 đồng |
Mặc dù giá khá đắt nhưng vẫn có rất đông người mua thịt trâu chọi với mong muốn mang lại may mắn cho cả năm. |
H.Lâm - Đ.Thịnh