Chuyên gia Mỹ: TQ có được S-400 sẽ uy hiếp phòng không Đài Loan

12/12/2014 14:26
Bình Nguyên
(GDVN) - Wendell Minnick cho rằng nguy cơ này hoàn toàn có thể xảy ra ngay cả khi quân đội của Đài Loan mua thêm được các chiến đấu cơ phản lực F-16C/D.

Trên một bài báo đăng trên mạng Tin tức phòng thủ/Defense News cách đây không lâu (ngày 6/12/2014) một chuyên gia quân sự Mỹ đã nói rằng nếu quân đội Trung Quốc có được hệ thống tên lửa phòng không S-400 từ Nga thì đây sẽ là nguy cơ vô cùng nguy hiểm đối với hệ thống phòng không của Đài Loan bởi S-400 có thể quét sạch các trận địa của hệ thống phòng thủ của đảo này.

S-400
S-400

Wendell Minnick - chuyên gia quân sự Mỹ đươc đề cập trong bài viết cho hay, gần đây có những báo cáo ở Nga cho rằng Trung Quốc đã ký kết với đối tác Nga một hợp đồng trị giá 3 tỷ USD để mua các hệ thống tên lửa đất đối không để có thể trang bị cho ít nhất 6 tiểu đoàn phòng không dự kiến sẽ nố trí ở các thành phố lớn ở miền Đông Trung Quốc.

Theo Wendell Minnick, sau khi sở hữu S-400, quân đội Trung Quốc có thể bố trí những hệ thống vũ khí này để đối phó với các tình huống xung đột có thể xảy ra với Nhật Bản và Đài Loan.

Với tầm hoạt động khoảng 400km, các tên lửa tấn công đánh chặn của các hệ thống S-400 có thể tiêu diệt các mục tiêu xuất hiện trên không phận phủ khắp lãnh thổ đảo Đài Loan.

Theo Vasiliy Kashin, chuyên gia phân tích của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và Công nghệ của Nga, những nhận xét về khả năng của hệ thống tên lửa S-400 đối với hệ thống phòng thủ bầu trời của Đài Loan là hoàn toàn đáng chú ý.

S-400
S-400

Wendell Minnick nhận định: Một khi Trung Quốc triển khai các hệ thống S-400 của mình, hệ thống phòng không của Đài Loan sẽ có thể trở lên vô dụng hay nói cách khác là Đài Loan sẽ không thể chống lại sự xâm nhập của các loại máy bay và vũ khí tấn công của Trung Quốc - chiến lược ngăn chặn chống xâm nhập của quân đội Đài Bắc có nguy cơ đứng trước sự thất bại.

Wendell Minnick cho rằng nguy cơ này hoàn toàn có thể xảy ra ngay cả khi quân đội của Đài Loan mua thêm được các chiến đấu cơ phản lực F-16C/D từ Mỹ.

Với tầm hoạt động xa cộng với năng lực ứng phó chiến tranh tác chiến điện tử, các hệ thống S-400 được xem là hệ thống vũ khí có thể mang lại cơ hội thay đổi cục diện cuộc chơi đồng thời tạo ra thách thức to lớn với năng lực quân sự của một số nước trong giai đoạn hiện nay khi xảy ra xung đột hoặc leo thang chiến tranh -  Paul Giarra, chủ tịch trung tâm Chiến lược và chuyển đổi toàn cầu cũng có nhận định như vậy.

 Paul Giarra cho rằng tên lửa của hệ thống S-400 với các tính năng của mình có thể biến một hệ thống phòng thủ thành một hệ thống tự vệ (ý nói đến khả năng tấn công) đồng thời nâng cao năng lực và sức mạnh quân sự nếu Trung Quốc có sở hữu được chúng.

Nếu có S-400 trong tay, quân đội Trung Quốc có thêm nhiều khả năng mạnh hơn để tiến hành các chiến dịch quân sự trên lãnh thổ của các nước đồng minh của Mỹ hoặc được Mỹ bảo hộ, thậm chí kể cả các căn cứ, đảo bố trí trên biển của đối phương.

York Chen - một cựu cố vấn cao cấp của Ủy ban an ninh quốc gia của đảo Đài Loan cho biết tên lửa phòng không S-400 có thể giúp cho quân đội TQ thêm sự tự tin để tiến hành chiến dịch kiểm soát không phận Đài Loan. S-400 dễ dàng được sử dụng để "nhổ cỏ" hay vô hiệu hóa các chiến đấu cơ F-16 và phá hủy các sân bay mà Đài Loan đang có.

Để có thể ứng phó với khả năng này, York Chen đề xuất rằng Đài Loan nên mua và Mỹ nên bán cho Đài Loan các máy bay chiến đấu thế hệ 5 có khả năng tàng hình F-35 cũng như các máy bay vận tải hạng nặng cánh xoay V-22 với khả năng cấp cánh thẳng đứng.


York Chen nhận định rằng với khoảng 1300 quả tên lửa tấn công tầm gần, Trung Quốc thể sẽ đánh tan được các căn cứ không quân mà Đài Loan hiện đang có và điều này có thể xảy ra trong một khoảng thời gian chớp nhoáng.

York Chen cho rằng Trung Quốc cũng có thể sử dụng các ra đa từ các hệ thống S-400 để theo dõi các hoạt động quân sự của Mỹ, Nhật Bản xunh quanh khu vực quần đảo Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.

Ian Easton, một chuyên gia nghiên cứu của Viện nghiên cứu Dự án 2049 cho biết, Đài Loan cũng đã nhận thức được vấn đề này đó chính là trông cậy vào sự bảo vệ của Nhật Bản và Mỹ cũng như khả năng hỗ trợ từ hai nước này để địch lại được hệ thống S-400.

Hiện Đài Loan cơ bản cũng đã có khả năng đánh chặn ngay lập tức một khi hệ thống ra đa tầm xa của TQ được kích hoạt, bởi bản thân nó cũng là một mục tiêu bị theo dõi bằng các trạm ra dar tình báo chiến lược được Đài Loan bố trí trên hai hòn đảo là Tung-yin và Matsu.

Trong khi đó một quan chức của Bộ Quốc phòng Đài Loan cho rằng các hệ thống S-400 nếu TQ mua về sẽ chủ yếu được triển khai ở các địa điểm cố định mặc dù chúng có khả năng cơ động cao.

Một số chuyên gia khác thì cho rằng tình cảnh của Đài Loan không đến mức tồi tệ như vậy, với các hệ thống tên lửa phòng thủ như Thiên Cung 2, Thiên Cung 3 và tên lửa hành trình tấn công mặt đất Hùng Phong 2E thì lực lượng quân đội của đảo này vẫn có cơ hội tiêu diệt được các hệ thống S-400 ngay từ giai đoàn đầu chiến tranh.

Yet Lin Chong-pin - một cựu thứ trưởng quốc phòng Đài Loan thì cho rằng Trung Quốc coi lựa chọn quân sự là biện pháp cuối cùng, Bắc Kinh vẫn ưa thích sử dụng công cụ kinh tế, truyền thông, ngoại giao và tâm lý chiến để đánh bại đối phương hơn cả.

Cũng liên quan đến việc Trung Quốc mua tên lửa S-400 từ Nga, trung tuần tháng 8/2014 vừa qua, nhiều chuyên gia cũng đã đưa ra nhận định rằng Trung Quốc có thể triển khai S-400 trên các đảo đã chiếm của Việt Nam trên Biển Đông.

S-400
S-400

CCTV cho biết nếu có được hệ thống tên lửa phòng không S-400, Trung Quốc sẽ có thêm một công cụ phòng thủ mới để nhất thể vào các hệ thống thuộc mạng lưới phòng không đa tầm của mình.

Hệ thống S-400 được trang bị hệ thống ra đa mạnh với khả năng chống nhiễu cao, khá hoàn hảo.

Có S-400 Trung Quốc có thể bổ sung và tạo ra một cơ cấu phòng không đa tầng với các tên lửa chống máy bay tầm xa, trung và gần. Hệ thống này có khả năng phát hiện và theo dõi 36 mục tiêu cùng lúc.

Tầm vươn của ra đa và tên lửa S-400 có thể bao phủ không phận của Đài Loan và toàn bộ bờ tây của Trung Quốc, có thể phát động tấn công chết chóc và nguy hiểm đối với máy bay chiến đấu của Mỹ xuất kích từ đảo Guam và Okinawa một khi TQ triển khai chúng tại các khu vực duyên hải, thậm chí trên các đảo mà TQ đã chiếm của Việt Nam trên Biển Đông.

Bình Nguyên