Hạm đội tàu sân bay Mỹ |
Tạp chí "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 3 tháng 12 đăng bài viết của Patrick M. Gronin, cố vấn cấp cao, giám đốc điều hành cấp cao chương trình an ninh châu Á-Thái Bình Dương, Trung tâm an ninh mới Mỹ cho rằng, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, thực lực quân sự của Trung Quốc tăng mạnh, tiến tới làm cho thái độ của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở biển Hoa Đông và Biển Đông ngày càng "tự tin" (hung hăng, hăm dọa).
Bài viết khuyến nghị chính phủ Mỹ tăng cường quan hệ hợp tác với các đồng minh châu Á-Thái Bình Dương như Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Australia và Ấn Độ, đồng thời cùng xem xét thông qua chiến lược "tăng trả giá" để ngăn chặn Trung Quốc.
Bài viết đặc biệt chỉ ra, xét thấy tác chiến săn ngầm của Trung Quốc tương đối yếu, Mỹ và đồng minh có thể đầu tư nhiều hơn vào "tài sản dưới nước", cách làm này về lâu dài có thể buộc Trung Quốc phân tán nhiều nguồn lực hơn để khắc phục điểm yếu này.
Từ sau khi bị Philippines "xua đuổi" vào đầu thập niên 1990, Hải quân Mỹ lại giành được đầu mối hậu cần quan trọng từ Singapore. Gần đây, Singapore cho phép Hải quân Mỹ cập cảng 4 tàu tuần duyên, trong đó chiếc thứ hai sẽ nhanh chóng triển khai.
Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ |
Để tiến hành đổi mới điều chỉnh đối với quân Mỹ đóng tại Nhật Bản, chính quyền Shinzo Abe đang thúc đẩy xây dựng kế hoạch thay thế căn cứ không quân Futenma, vì vậy Mỹ sẽ di dời 9.000 binh sĩ thủy quân lục chiến khỏi Nhật Bản, trong đó 5.000 binh sĩ sẽ đến Guam.
Đương nhiên, cuộc bầu cử gần đây của Okinawa khiến cho kế hoạch sắp xếp lại tài sản không quân Futenma tiếp tục tăng thêm nhân tố phức tạp mới.
Đến năm 2015, Mỹ có triển vọng ra nhiều thông cáo hơn, củng cố tốc độ và quy mô hiện diện quân sự ở Guam. Trong 10 năm qua, Mỹ đã điều máy bay ném bom kiểu mới và 3 tàu ngầm đến Guam, những hành động này thậm chí hoàn thành trước khi tuyên bố quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2011.
Sau khi tuyên bố quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ có kế hoạch điều chỉnh tỷ lệ lực lượng hải, không quân ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dưng từ 50 : 50 thành 60 : 40, làm cho khu vực Thái Bình Dương chiếm mức cao hơn.
Mỹ và Philippines thông qua đàm phán đã đạt được thỏa thuận mở rộng hợp tác quốc phòng, đã xây dựng khung pháp lý cho hiện diện quân sự luân phiên và cải thiện hợp tác quốc phòng. Trong đó bao gồm triển khai trước thiết bị, nâng cấp công trình hải quân cho căn cứ Palawan cùng với điều phi đội không quân thực hiện nhiều nhiệm vụ diễn tập và huấn luyện thông thường hơn.
Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ |
Ở Australia, liên minh Mỹ-Australia đồng ý triển khai luân phiên 2.500 binh sĩ Thủy quân lục chiến ở cảng Darwin, miền bắc Australia. Đồng thời có thể sử dụng máy bay không người lái thực hiện nhiệm vụ tình báo, theo dõi và do thám trên quần đảo Cocos của Australia.
Những quan điểm này - bao gồm hợp tác trên biển ba bên Nhật Bản-Australai-Mỹ hoặc ba bên Australia-Ấn Độ-Mỹ sẽ được thể hiện trong Sách trắng Quốc phòng năm 2015 của chính quyền Tony Abbott (Australia).
Loại "tăng trả giá quân sự" thứ hai nhằm vào các hành vi "xấu" (bất lương), cách tăng cường phương án lựa chọn quân sự là triển khai nhiều hành động quân sự hơn với nhiều đối tác hợp tác hơn.
Mỹ đã làm rất tốt như vậy, hiện nay không chỉ cần triển khai nhiều cuộc diễn tập hơn với các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan (cân nhắc một chút về sự bất ổn chính trị hiện nay của Thái Lan), Australia, hơn nữa, còn phải tăng thêm đối tác hợp tác như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Ấn Độ.
Phô diễn vũ lực đã có tiền lệ, bất kể là điều máy bay ném bom chiến lược B-52 sau khi Trung Quốc (đơn phương) lập ra Vùng nhận dạng phòng không biển Hoa Đông hay điều tàu ngầm đến Manila trong giai đoạn đối đầu bãi cạn Scarborough vào năm 2012.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 và B-2 Mỹ |
Biện pháp quân sự "tăng trả giá" thứ ba, chuẩn bị ngăn chặn cưỡng chế trên biển là, tận dụng điểm yếu của nước khiêu khích/gây sự, tăng thêm trả giá quân sự cho họ. Loại phương thức này có thể liên quan đến hiện đại hóa quân sự hoặc các bước làm bộc lộ điểm yếu an ninh của đối phương khác.
Trung Quốc là một quốc gia mỏng manh, bởi vì họ không có quyền kiểm soát biển ở rất nhiều eo biển hẹp, dễ bị đe dọa bởi năng lực tác chiến săn ngầm có ưu thế, đồng thời phải lo ngại về vùng chuyển tiếp địa lý hẹp cùng một số hạn chế khác...
Xét thấy, các điểm yếu của Trung Quốc liên quan đến tác chiến săn ngầm, Mỹ và đồng minh, đối tác có thể ra sức đầu tư cho hoạt động tàu ngầm, gia tăng mua sắm lâu dài, buộc Trung Quốc phải tập trung nhiều nguồn lực hơn cho khắc phục hạn chế này.
Một con đường khác có thể tận dụng điểm yếu của Trung Quốc là tiến hành răn đe tên lửa và răn đe phi đối xứng khác đối với họ, cho dù Trung Quốc luôn đầu tư xây dựng năng lực "chống can thiệp/ngăn chặn khu vực". Tên lửa hành trình không chỉ là chương trình tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc, rõ ràng còn là vũ khí phòng thủ có lợi để Quân đội Trung Quốc buộc Quân đội Mỹ tiếp tục rời xa "lãnh hải" của họ.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS Hawaii lớp Virginia, Hải quân Mỹ |
Tuy nhiên, nếu Mỹ thay đổi đầu đạn tên lửa hiện có, trang bị tên lửa có nhiều đầu đạn kiểu chùm cho máy bay không người lái, thì có thể gây ra rủi ro to lớn cho Quân đội Trung Quốc, buộc họ đầu tư rất nhiều cho hệ thống tên lửa và phòng không trên mặt đất, trên biển.
Về chính trị, nói đến "giao chiến không khoan nhượng" rất lôi cuốn đối với tất cả các nhà lãnh đạo. Quan điểm của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ là, ngẫu nhiên sẽ đánh vỡ một cái chén, nhưng tuyệt đối không thể vứt bỏ một em bé. Kết quả từ tính chất của loại thách thức phi thông thường, cấp độ thấp này là, không thể coi những nước này là đứa trẻ của mình. Có lúc, Mỹ cũng sẽ không thể chống đỡ, chủ yếu là lo ngại hạn chế năng lực của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Biện pháp quân sự "tăng trả giá" thứ tư là - ít nhất là gián tiếp - nâng cao năng lực tự vệ cho các đồng minh và đối tác hợp tác. Điều này có thể áp dụng phương thức triển khai đối thoại chiến lược có độ sâu, xuất khẩu năng lực chuyên nghiệp và huấn luyện để thực hiện, đặc biệt là xuất khẩu vũ khí và thiết bị.
Loại biện pháp này đặc biệt thích hợp với các nước có sức mạnh quân sự bất đối xứng nghiêm trọng, bởi vì, Trung Quốc có lực lượng cảnh sát biển, lực lượng chấp pháp và lực lượng quân sự khổng lồ, hiện đại và năng lực liên tục được tăng cường.
Ngày 9 tháng 5 năm 2014, Mỹ-Philippines tổ chức tập trận đột kích đổ bộ ở Biển Đông |
Mỹ bán tàu tuần tra nghỉ hưu cho Philippines, bổ sung sức mạnh trên biển có hạn cho họ chính là một ví dụ điển hình; Nhật Bản cũng có thể cung cấp tàu tuần tra cho Philippines và Việt Nam để mở rộng lực lượng bảo vệ bờ biển của họ.
Do Nhật Bản có thể lấy lý do "viện trợ đối ngoại" để làm cho Trung Quốc phải trả giá cho sự "tự tin" (hung hăng, hăm dọa) trên biển của họ, như vậy dư luận sẽ không làm rõ được điều này rốt cuộc là biện pháp kinh tế hay biện pháp quân sự.
Một phương thức nâng cao năng lực đối tác hợp tác khác - giống như Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra - là mạng lưới lực lượng châu Á không ngừng tăng lên, lấy "hợp tác an ninh bên trong châu Á" làm nền tảng. Trên phương diện này, do Hải quân Việt Nam mua 6 tàu ngầm diesel lớp Kilo của Nga, như vây, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ có thể viện trợ xây dựng năng lực chuyên nghiệp cho Việt Nam, đào tạo họ cách thức sử dụng tàu ngầm.
Còn có rất nhiều biện pháp, chính sách có thể dùng để "tăng trả giá", hơn nữa, không phải liên quan đến hiện diện quân sự, hành động quân sự và trạng thái quân sự. Tuyên truyền tích cực mục đích chính trị của Mỹ và đồng minh không phải là vì xung đột, thậm chí đều không phải là vì đối đầu, nếu có thể tránh được.
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo do Nga chế tạo |
Đương nhiên, đây là "vạch ra ranh giới đỏ" cho những hành vi "xấu" (bất lương), can ngăn họ không nên dùng biện pháp cưỡng chế hoặc vũ lực để đơn phương làm thay đổi hiện trạng.
Quả thực, hiện trạng hoàn toàn không phân biệt rõ ràng, nhưng trách nhiệm này ở Đông Nam Á phải do nước lớn gánh vác, chẳng hạn Trung Quốc, cần qua đây làm mẫu kiềm chế, xây dựng hợp tác.
Ở biển Hoa Đông, thông qua xây dựng lòng tin, tránh sự việc mở rộng, ngăn chặn tính toán nhầm để kiềm chế, chứng minh khí phách của chính trị gia, điều này đều có sức ép đối với hai nước Trung Quốc và Nhật Bản.
Tóm lại, chính quyền Washington cần tính toán điểm mạnh và điểm yếu của Trung Quốc, xác định ưu thế tốt nhất của mình, sau đó sử dụng chính sách để thực hiện những ưu thế này.
Khi xem xét những biện pháp này, Mỹ cần làm cho họ cứng rắn một cách thích hợp, phải chú ý mục tiêu chính trị lớn hơn của Washington là, hội nhập một Trung Quốc trỗi dậy vào hệ thống dựa trên quy tắc và có hạn.
Mỹ không thể lừa mình dối người cho rằng, điều này sẽ không có rủi ro, nhưng Mỹ không có lý do không tìm được một loại phương thức phi đối kháng để can ngăn các hành vi khinh xuất của Trung Quốc.
Tuy nhiên, sự việc hầu như là như vậy: các "thách thức vùng xám" của Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ không nhanh chóng mất đi, như vậy chắc chắn sẽ không có biện pháp thích hợp để đối phó quốc gia có thực lực mạnh nhất khu vực này.
Hạm đội liên hợp Hải quân ba nước Mỹ-Ấn-Nhật tiến hành diễn tập liên hợp "Malabar-2014" ở đông Okinawa từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 7 năm 2014. |