Tờ "Tiền Giang vãn báo" Trung Quốc ngày 21 tháng 10 đưa tin, trước sau duyệt binh lớn ngày 3 tháng 9 năm nay, dư luận phương Tây cho rằng Trung Quốc đã “khoe cơ bắp”. Sau hơn 1 tháng, Nhật Bản cũng đã “khoe cơ bắp” quy mô lớn ở trên biển.
Hải quân Nhật Bản tiến hành duyệt binh quy mô lớn trên biển (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Ngày 18 tháng 10, ở vịnh Sagami thuộc vùng biển gần Yokosuka, tỉnh Kanagawa, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã tổ chức lễ duyệt binh lần thứ 28, tổng cộng có 50 tàu chiến và 61 máy bay của Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia, Pháp đã tham gia.
Đây là lễ duyệt binh lần đầu tiên của Nhật Bản sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thúc đẩy thông qua Luật bảo đảm an ninh mới. Cùng ngày, ông Shinzo Abe còn gặp gỡ một số tướng lĩnh Hải quân Mỹ, khẳng định quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ.
Tàu chiến mặt nước của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có số lượng rất nhiều, uy lực mạnh mẽ, làm cho nhân dân Nhật khâm phục, cho rằng, Hải quân Trung Quốc không phải là đối thủ của họ.
Nhưng, chuyên gia quân sự Trung Quốc Tống Trung Bình cho rằng, thực lực tổng hợp của Hải quân Trung Quốc đã “vượt xa” Nhật Bản, chỉ kém trên một số phương diện như săn ngầm, quét mìn, quản lý tổn thất, kinh nghiệm vận hành.
Hải quân Nhật Bản tiến hành duyệt binh quy mô lớn trên biển (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
“Sẵn sàng cho nhiệm vụ tương lai”
Theo tờ “Tân Hoa kiều báo” Nhật Bản, 3 quân chủng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có các lễ duyệt binh riêng của họ, như: Lực lượng Phòng vệ Mặt đất có “diễn tập hỏa lực tổng hợp Fuji”, Lực lượng Phòng vệ Biển có lễ duyệt binh trên biển, Lực lượng Phòng vệ Trên không có “duyệt binh trên không”.
Trong đó, lễ duyệt binh trên biển có khí thế cao nhất, bởi vì 3 năm mới tổ chức 1 lần. Trong thời gian duyệt binh, những người tham quan có thể thưởng thức âm nhạc của các đội quân nhạc, có thể thăm quan tàu chiến, ngồi tàu chiến ra khơi.
Được biết, lễ duyệt binh lần này đã nhận được 160.000 đơn xin tham quan, vượt trên 2 lần so với năm trước. Tàu sân bay trực thăng Izumo là tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản chế tạo sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, gây chú ý nhất. Đây là lần đầu tiên nó mở cửa cho người dân tham quan.
Không ít người Nhật Bản nhận được vé ưu đãi của tàu Izumo rất xúc động. Một phụ nữ cho biết: “Trong lễ duyệt binh trên biển 3 năm trước đã may mắn được lên thăm tàu Hyuga, nhưng sau khi lên thăm tàu Izumo lần này, vẫn bị sự khổng lồ của nó làm xao động, cảm xúc dâng trào”.
Tàu ngầm Uzushio Nhật Bản nổi lên mặt nước |
Trợ thủ của Mỹ
Theo bài báo, hiện nay, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tổng cộng có 138 tàu chiến trong đó có 4 tàu sân bay trực thăng, 44 tàu khu trục, 16 tàu ngầm, ở đây không bao gồm các tàu chi viện. Ngoài ra còn có 293 máy bay các loại, trong đó có 162 máy bay cánh cố định, 131 máy bay trực thăng.
Hạm đội của họ gồm hạm đội liên hợp và đội địa phương. Cốt lõi của hạm đội liên hợp là 4 cụm hộ vệ đội, đó là 4 hạm đội 10-9. Hạm đội 10-9 tức là hạm đội săn ngầm cơ động, bao gồm 10 tàu khu trục và 9 máy bay trực thăng săn ngầm, lấy tàu khu trục săn ngầm là hạt nhân.
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hiện có 8 máy bay tuần tra săn ngầm P-1 mới, 73 máy bay tuần tra săn ngầm P-3C, 5 máy bay trinh sát điện tử EP-3, cụm máy bay săn ngầm mặt đất khổng lồ của họ chỉ đứng sau Quân đội Mỹ.
Những người yêu thích quân sự Nhật Bản gọi Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản là “đại đội săn ngầm Hạm đội 7 Mỹ”.
Hải quân Nhật Bản tiến hành duyệt binh quy mô lớn trên biển (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Tống Trung Bình cho rằng, từ khi mới thành lập, Quân đội Mỹ đã xác định Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đóng vai trò hỗ trợ cho họ, chuyên tập trung cho săn ngầm và quét mìn, phong tỏa tàu ngầm hạt nhân Liên Xô vươn ra Thái Bình Dương.
Năng lực săn ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đứng thứ ba thế giới, năng lực quét mìn đứng đầu thế giới. Nhưng, năng lực tấn công lại hầu như không có.
Tuy nhiên, theo tuyên truyền của báo Trung Quốc, những năm gần đây, cùng với việc biên chế tàu ngầm AIP lớp Soryu, lực lượng tàu ngầm thông thường Nhật Bản cũng vươn lên đứng đầu thế giới, có thể tạo ra “mối đe dọa nghiêm trọng” đối với các tuyến đường hàng hải ở châu Á-Thái Bình Dương.
Đồng thời, tàu chiến Aegis Nhật Bản đã sơ bộ có năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo, trong khi đó các tàu sân bay tiêu chuẩn có đường băng thẳng như lớp Hyuga, Izumo có tiềm năng trở thành tàu sân bay thực sự…
Hải quân Nhật Bản tiến hành duyệt binh quy mô lớn trên biển (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Các kỹ năng của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản không ngừng hoàn thiện, luôn là đối thủ mạnh của Hải quân Trung Quốc.
So sánh thực lực hải quân Trung-Nhật
Theo bài báo, cho đến đầu thế kỷ này, thực lực tổng hợp của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có ưu thế khá lớn so với Hải quân Trung Quốc, nhưng cùng với việc tăng cường sức mạnh quốc gia tổng hợp của hai nước, cán cân sức mạnh đã nghiêng lớn về phía Trung Quốc – chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Minh tự tin đánh giá.
Trước hết so sánh về các tàu khu trục và tàu hộ vệ mạnh nhất của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Về tàu phòng không khu vực tầm xa, Nhật Bản có 6 tàu khu trục Aegis trong đó có 4 tàu lớp Kongo, 2 tàu lớp Atago; trong khi đó, Trung Quốc có tổng cộng 11 tàu khu trục Aegis Trung Hoa gồm 6 tàu Type 052C và 5 tàu Type 052D, ngoài ra còn có 4 tàu Type 052D đang chế tạo.
Hải quân Nhật Bản tiến hành duyệt binh quy mô lớn trên biển (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Về tàu phòng không tầm xa vừa, Nhật Bản có 4 tàu Akizuki; trong khi đó Trung Quốc có tổng cộng 8 tàu khu trục gồm 2 tàu Type 052B, 2 tàu Type 051C, 4 tàu lớp Sovremenny.
Về tàu khu trục-hộ vệ chủ lực đa năng, Nhật Bản có 5 tàu lớp Takanami và 9 tàu lớp Murasame; Trung Quốc có 22 tàu hộ vệ Type 054/054A.
Theo chuyên gia Trương Minh, số lượng tàu khu trục, tàu hộ vệ của Hải quân Trung Quốc đã vượt Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, hơn nữa, cùng với việc chế tạo, biên chế tàu khu trục Type 055 lượng giãn nước 12.000 tấn, về chất lượng, Hải quân Trung Quốc cũng sẽ chiếm “thượng phong”.
Về tàu ngầm, bài báo cho rằng, 16 tàu ngầm thông thường Nhật Bản trong đó có 5 tàu lớp Soryu sẽ “thua” hơn 50 tàu ngầm Trung Quốc. Có tin cho rằng, tàu ngầm AIP phiên bản cải tiến type 039B Trung Quốc đã “ngang ngửa” với tàu ngầm lớp Soryu Nhật Bản.
Hải quân Nhật Bản tiến hành duyệt binh quy mô lớn trên biển (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Trong khi đó, tốc độ, sức chiến đấu dưới nước của tàu ngầm hạt nhân tấn công Trung Quốc càng “có ưu thế mang tính áp đảo” trước tàu ngầm thông thường Nhật Bản. Theo bài báo, người nào nói tàu ngầm Nhật Bản mạnh hơn Trung Quốc là không có căn cứ.
Theo bài báo, ưu thế lớn nhất của Hải quân Trung Quốc trước Nhật Bản là máy bay chiến đấu cánh cố định. Lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc có máy bay tấn công đối đất đối hải mạnh như Phi Báo (JH-7), J-16, Su-30, H-6K, còn có máy bay chiến đấu J-10, J-16 có thể tranh đoạt quyền kiểm soát trên không ở trên biển.
Trong khi đó, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hoàn toàn không có máy bay chiến đấu, bất kể là cụm máy bay săn ngầm hay hạm đội mặt nước khổng lồ. Do đó, bài báo tự tin cho rằng, đứng trước cụm máy bay khổng lồ của lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc, thì phía Nhật sẽ chỉ có số phận là “mặc để người ta làm thịt”.
Theo bài báo, trong hải chiến Giáp Ngọ, cục diện nghiêng về một bên (tàu chiến Nhật Bản có pháo bắn nhanh) có thể lại tái diễn, nhưng sẽ “đổi chỗ” cho nhau.
Hải quân Nhật Bản tiến hành duyệt binh quy mô lớn trên biển (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Bài báo còn dọa, cho rằng, Trung Quốc có “tàu sân bay thực sự”, biên đội tàu sân bay có ưu thế hầu như “tuyệt đối” trước biên đội không có tàu sân bay, cộng với sự xuất hiện của tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới của Trung Quốc, ưu thế của Hải quân Trung Quốc trước Nhật Bản sẽ còn “mở rộng”.
Đây là sự phán bừa của chuyên gia Trung Quốc. Trên thực tế, nếu chiến tranh xảy ra, hai bên sẽ đánh nhau bằng thực lực tổng hợp, có sự tham gia của nhiều lực lượng, Nhật Bản chắc chắn sẽ sử dụng cả 3 quân chủng. Ngoài ra, dư luận Trung Quốc còn vô cùng lo sợ Nhật Bản chế tạo vũ khí hạt nhân, Nhật Bản cũng có đủ công nghệ để chế tạo nhiều loại vũ khí trang bị tiên tiến - PV.
Hơn nữa, có lẽ chuyên gia Trung Quốc quên rằng, Nhật Bản có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của đồng minh Mỹ mạnh nhất thế giới. Hai bên có cam kết an ninh bảo vệ lẫn nhau.
Nhật Bản cũng vừa thông qua Luật bảo đảm an ninh mới, cho phép thực thi quyền tự vệ tập thể - điều mà Trung Quốc đã tìm mọi cách chống phá Nhật Bản trong thời gian qua. Trung Quốc đã không làm được điều đó và tiếp tục phải từng bước chấp nhận cục diện cân bằng sức mạnh quân sự mới ở khu vực - PV.
Hải quân Nhật Bản tiến hành duyệt binh quy mô lớn trên biển (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Theo hãng tin Reuters Anh, tại lễ duyệt binh trên biển, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe yêu cầu Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản “làm tốt chuẩn bị cho nhiệm vụ trong tương lai”.
Sau lễ duyệt binh, ông Shinzo Abe đã lên tàu sân bay trực thăng Izumo và gặp gỡ các tướng lĩnh Quân đội Mỹ, bao gồm Tư lệnh Hạm đội 3 Quân đội Mỹ, Đô đốc Nora Tyson và Tư lệnh lực lượng Hải quân Mỹ ở Nhật Bản, Matthew Carter.
Hãng tin Reuters giải thích, lần này Tư lệnh Hạm đội 3 chứ không phải Tư lệnh Hạm đội 7 tham dự báo hiệu Hạm đội 3 sẽ can dự nhiều hơn vào Tây Thái Bình Dương.
Theo thông lệ, phía tây đường phân chia ngày quốc tế là phạm vi hành động của Hạm đội 7, phía đông là phạm vi hành động của Hạm đội 3, trong đó, Hạm đội 3 có khoảng 100 tàu chiến, gồm cả 4 tàu sân bay.
Hải quân Nhật Bản tiến hành duyệt binh quy mô lớn trên biển (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Khả năng Nhật Bản chế tạo tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân
Theo bài báo, mặc dù về thực lực cứng trên biển, Trung Quốc đã “chiếm ưu thế”, nhưng Tống Trung Bình cho rằng, trải qua quyết chiến trên biển quy mô lớn trong chiến tranh Thái Bình Dương, bài học thất bại nặng nề của Nhật Bản được khắc cốt ghi tâm, kinh nghiệm sử dụng hạm đội quy mô lớn tầm xa của họ thì Trung Quốc không thể so sánh, trình độ quản lý, kiểm soát tổn thất cũng chắc chắn mạnh hơn.
“Bị tên lửa, ngư lôi bắn trúng, cần làm thế nào? Nhật Bản đã học Mỹ vài chục năm, có biện pháp tốt giải cứu tàu chiến hoàn thiện, Trung Quốc không có bài học sâu sắc trên phương diện này, quản lý tổn thất có thể còn ở trình độ tiểu học”.
Ngoài ra, tàu chở máy bay trực thăng săn ngầm hiện có của Trung Quốc lạc hậu, máy bay tuần tra săn ngầm vừa nghiên cứu phát triển được, số lượng quá ít, đều là những chỗ không bằng Nhật Bản.
“Sau Chiến tranh Lạnh, do sức mạnh quốc gia suy yếu khó có thể bao quát toàn cầu, thời kỳ khoảng trống tàu sân bay của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương ngày càng dài.
Hải quân Nhật Bản tiến hành duyệt binh quy mô lớn trên biển (nguồn mạng sina Trung Quốc) |
Mỹ từng bước bàn giao một số nhiệm vụ chủ yếu cho Nhật Bản, xu thế này hiện đang được tăng cường, có khả năng sẽ xuất hiện cục diện Quân đội Mỹ ở tuyến 2, Lực lượng Phòng vệ Biển ở tuyến 1” – chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Minh bình luận.
Như vậy, trong tương lai, Nhật Bản sẽ chế tạo tàu sân bay và tàu ngầm động cơ hạt nhân?
“Hai cái này liên quan đến an ninh tự thân của Mỹ, trước đây, Mỹ tuyệt đối sẽ không đáp ứng, hiện nay chỉ có thể quan sát” – Trương Minh nói.
Theo Trương Minh, trong giai đoạn hiện nay, nếu Nhật Bản tranh thủ để cho tàu sân bay Izumo, Kaga chở máy bay chiến đấu F-35B, thì Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã có một lực lượng tác chiến đường không trên biển quy mô nhỏ, tuyệt đối không thể coi thường.
Hải quân Nhật Bản tiến hành duyệt binh quy mô lớn trên biển (nguồn mạng sina Trung Quốc) |