Nhà máy sản xuất của Lenovo tại Bắc Carolina. |
Theo tờ Australian Financial Review hôm 31/7, nhiều nguồn tin xác nhận rằng lệnh cấm trên được ban hành từ năm 2005 sau khi các quan chức an ninh tìm thấy các lỗ hổng trong chip của nhà sản xuất có thể giúp chúng trở thành một công cụ gián điệp.
Bộ Quốc phòng Úc cũng xác nhận rằng các sản phẩm của Lenovo không bao giờ được sử dụng trong các hệ thống mạng liên quan tới bí mật quốc gia.
Lenovo cho biết, họ không hay biết gì về lệnh cấm và đảm bảo với khách hàng của họ rằng các sản phẩm đều đã trải qua thử nghiệm lâu dài và đáng tin cậy. Hãng cũng khuyến khích các khách hàng tiến hành kiểm tra sản phẩm của mình.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2006 quyết định không sử dụng 16.000 máy tính Lenovo mới trên mạng lưới tuyệt mật vì lo ngại không an ninh.
Tuần trước, cựu lãnh đạo Cơ quan tình báo Trung ương và an ninh quốc gia Mỹ, Michael Hayden cũng cho rằng hãng điện tử khổng lồ của Trung Quốc Huawei đã tiến hành các hoạt động gián điệp cho chính phủ Trung Quốc, dù Huawei kịch liệt phủ nhận.
- Quần đảo Trường Sa sẽ trở thành chiến trường Trung Quốc - Mỹ?
- Thành Homs thất thủ, phiến quân bỏ chạy, quân Assad tấn công Aleppo
- Đại tá Trung Quốc: Biến máy bay P-3C Mỹ ở Biển Đông thành bia đỡ đạn
- Video: Quân chính phủ Syria tấn công dồn dập tái chiếm thành Homs
- Quân Assad nghiền nát thành trì phiến quân Syria sau 2 năm vây hãm
- Mặt trận phía Tây Aleppo giao tranh ác liệt, phe Assad thiệt hại nặng
- Philippines di chuyển "thùng thuốc súng" ra Biển Đông nhằm vào TQ?!
- Báo TQ đánh lận con đen: Vụ kiện Philippines là nhiệm vụ bất khả thi
- Tập Cận Bình: Chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng hợp tác
- Phiến quân Syria thất thủ Khalidiya do thiếu vũ khí
Nguyễn Hường (nguồn Want China Times)