Công nghệ bền vững - “Chìa khóa” cho sản xuất thông minh trong kỷ nguyên số

23/04/2025 14:09
Mộc Hương
0:00 / 0:00
0:00

GDVN-HaUI vừa tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ hai Công nghệ bền vững và nổi bật cho sản xuất thông minh 2025.

Với sứ mệnh kết nối tri thức toàn cầu và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong sản xuất thông minh, ngày 22/4, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) đã tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ hai Công nghệ bền vững và nổi bật cho sản xuất thông minh 2025.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hồng Quân - Chủ tịch Hội đồng trường; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Đông - Phó Hiệu trưởng nhà trường; Tiến sĩ Nguyễn Văn Thiện - Phó Hiệu trưởng nhà trường; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Tiến Dũng - Hiệu trưởng Trường Cơ khí - Ô tô thuộc HaUI tham dự và chủ trì Hội thảo.

t106923.jpg
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Đông - Trưởng ban Tổ chức, chủ trì Hội thảo. Tham dự hội thảo có Tiến sĩ Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Giáo sư, Tiến sĩ Chu Văn Đạt - Thành viên Hội đồng giáo sư liên ngành Cơ khí động lực; Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đức Lập - Phó Chủ tịch Hội Cơ khí - Động lực, cùng các tác giả bài báo, các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên thuộc HaUI. Ảnh: NTCC.

Kỷ nguyên mới về khoa học và công nghệ đã mở ra với sự ra đời của các hệ thống phần mềm lớn, như mô hình trí tuệ nhân tạo dữ liệu lớn ChatGPT, Copilot, Gemini; các hệ thống nổi bật như hệ thống sản xuất thông minh, sản xuất linh hoạt, sản xuất tinh gọn.

t106878.jpg
Hội thảo Quốc tế lần thứ hai công nghệ bền vững và nổi bật cho sản xuất thông minh 2025. Ảnh: NTCC.

Cùng với đó, việc tích hợp mạnh mẽ các mô hình trí tuệ nhân tạo AI và học máy (Machine learning) vào các hệ thống sản xuất đang là xu thế tất yếu cho quá trình sản xuất trong thời đại số.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, ứng dụng sản xuất thông minh là nhiệm vụ tiên quyết, tạo nền tảng, thời cơ tốt nhất để xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hội thảo năm nay đánh dấu một bước tiến nổi bật khi nhận được gần 250 bài báo khoa học gửi về từ hơn 10 quốc gia trên thế giới (Cộng hòa Liên bang Đức, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Sécbi, Việt Nam, Pháp và Malaysia...). Diễn ra theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến, Hội thảo đã quy tụ được hơn 200 nhà khoa học, nhà nghiên cứu và tạo ra diễn đàn học thuật cởi mở, là nơi khơi dậy những ý tưởng đột phá, thúc đẩy phát triển công nghệ bền vững trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Đông - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội bày tỏ niềm vinh dự khi nhà trường 2 lần đăng cai tổ chức hội thảo. Vị Phó Hiệu trưởng tin tưởng, việc tăng cường hợp tác, trao đổi học thuật, tìm kiếm những hướng nghiên cứu mới, đặc biệt là các hướng nghiên cứu liên ngành, đa lĩnh vực là xu thế tất yếu đối với các nhà khoa học nghiên cứu về sản xuất thông minh. Vì thế, vai trò của Hội thảo lần này lại càng trở nên quan trọng và đậm tính thời sự.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Đông - Phó Hiệu trưởng HaUI nhấn mạnh: Hội thảo lần này sẽ là một diễn đàn chuyên sâu, nơi các chuyên gia hội tụ, trao đổi, nghiên cứu, phát huy tiềm năng, đảm bảo một tương lai sản xuất thông minh hơn, hiệu quả và bền vững hơn. Ảnh: NTCC.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Đông - Phó Hiệu trưởng HaUI nhấn mạnh: Hội thảo lần này sẽ là một diễn đàn chuyên sâu, nơi các chuyên gia hội tụ, trao đổi, nghiên cứu, phát huy tiềm năng, đảm bảo một tương lai sản xuất thông minh hơn, hiệu quả và bền vững hơn. Ảnh: NTCC.

Phó Hiệu trưởng HaUI nhấn mạnh, Hội thảo lần này sẽ là một diễn đàn chuyên sâu, nơi các chuyên gia hội tụ, trao đổi, nghiên cứu, phát huy tiềm năng, đảm bảo một tương lai sản xuất thông minh hơn, hiệu quả và bền vững hơn.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Đông cũng bày tỏ hy vọng, qua hội thảo này, các nhà khoa học, các chuyên gia sẽ chia sẻ những thành tựu, những khám phá mới, những ý tưởng đột phá; tạo bước tiến vượt bậc thúc đẩy sự phát triển bền vững, khởi tạo những sản phẩm, dịch vụ mang tầm quốc tế, xây dựng nền móng và định hướng cho những hợp tác sâu rộng, hiệu quả trong tương lai.

ĐH Hòa Bình.jpg
Hội thảo thu hút đông đảo nhà khoa học, chuyên gia, các thầy, cô giáo và học viên, sinh viên tham dự. Ảnh: NTCC.

Tại phiên toàn thể, các diễn giả đã mang đến những báo cáo khoa học sâu sắc, phản ánh những hướng nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh vực sản xuất thông minh và công nghệ mới nổi.

ĐH Hòa Bình.png

Ông Uwe Wedler - Tập đoàn GROB - Khu vực Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ về “Innovative CNC Approaches Driving E-Mobility and Smart Factory Transformation” - các phương pháp CNC sáng tạo, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực di động điện tử (E-Mobility) và xây dựng nhà máy thông minh. Ông nhấn mạnh vai trò của tự động hóa, công nghệ sản xuất pin và động cơ điện, cũng như in 3D kim loại trong việc nâng cao hiệu quả và giảm chi phí sản xuất.

t106888.jpg
Ông Uwe Wedler - Tập đoàn GROB - Khu vực Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ tại Hội thảo. Ảnh: NTCC.

Phó Giáo sư Karpukhin Kirill - Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Nhà nước Nga NAMI, chia sẻ về “Range Extenders for electric vehicles. The experience of development and application in the Russian Federation” - kinh nghiệm triển khai bộ mở rộng phạm vi cho xe điện tại Liên bang Nga, đặc biệt là tại các vùng có khí hậu khắc nghiệt. Ông cũng giới thiệu các giải pháp như pin mặt trời, xe điện sử dụng hydro, mở ra triển vọng mới cho giao thông xanh ở nhiều quốc gia.

t106889.jpg
Phó Giáo sư Karpukhin Kirill chia sẻ tại Hội thảo. Ảnh: NTCC.

Giáo sư Aleksandar Ašonja - Học viện Kinh doanh Novi Sad - Serbia, chia sẻ về “Research Into the Energy Potential of Vine Pruning Residues in Western Serbia” - một nghiên cứu độc đáo về việc tận dụng phế phẩm cắt tỉa nho để sản xuất năng lượng sinh khối, góp phần tạo ra nguồn năng lượng sạch và hiệu quả kinh tế cao tại các vùng nông nghiệp.

t106890.jpg
Giáo sư Aleksandar Ašonja - Học viện Kinh doanh Novi Sad, Serbia chia sẻ tại Hội thảo. Ảnh: NTCC.

Với chuỗi báo cáo chuyên sâu từ các diễn giả quốc tế, các phiên thảo luận song song sôi nổi và khu vực poster sáng tạo, hội thảo đã để lại nhiều ấn tượng, từ giải pháp công nghệ giảm chi phí sản xuất pin, bộ mở rộng phạm vi cho xe điện trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đến mô hình chuyển hóa phế phẩm nông nghiệp thành năng lượng sạch,... Tất cả tạo nên nét đặc biệt của Hội thảo lần này với rộng mở những chân trời khoa học, với nhiều hy vọng và đột phá trong kỷ nguyên mới.

ĐH Hòa Bình (1).jpg

Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ hai về Công nghệ bền vững và nổi bật cho sản xuất thông minh 2025 đã khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng giữa học thuật và thực tiễn, giữa các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Hội thảo là cơ hội kết nối giữa nhà trường với các viện nghiên cứu, doanh nghiệp và cộng đồng học thuật; tạo môi trường học thuật cởi mở, tạo động lực cho sinh viên, học viên cao học và giảng viên trẻ trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

t106909.jpg
Hội thảo là cơ hội kết nối giữa nhà trường với các viện nghiên cứu, doanh nghiệp và cộng đồng học thuật; tạo môi trường học thuật cởi mở, tạo động lực cho người học và giảng viên. Ảnh: NTCC.

Sự thành công của hội thảo lần này một lần nữa khẳng định định hướng phát triển nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đơn vị tiên phong trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xem thêm một số hình ảnh tại Hội thảo:

t106898.jpg
t106900.jpg
t106901.jpg
t106903.jpg
t106907.jpg
t106908.jpg
t106904.jpg
Mộc Hương