Cục trưởng CS PCCC: Dùng trực thăng chưa chắc đã chữa cháy tốt hơn

04/06/2013 15:30
Nguyễn Vũ (thực hiện)
(GDVN) - Vụ cháy xe bồn chở xăng trên đường Trần Hưng Đạo (Hà Nội) đặt ra nhiều vấn đề về an toàn tại các cây xăng và công tác cứu hộ. Theo Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn, Cục trưởng Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy (Bộ Công an), trong vụ cháy này, kể cả có trực thăng chữa cháy chưa chắc đã dập lửa tốt hơn.
Ngày 4 - 6, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn, Cục trưởng Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy (Bộ Công an). Ông Sơn nói: Vụ cháy này không phải là một vụ cháy lớn nhưng có đặc thù gây tâm lý, dư luận rất quan tâm vì nó cực kỳ nguy hiểm vì người dân hàng ngày đều phải mua xăng. Trong vòng hơn 5 năm trở lại đây, chưa có vụ nào lớn tương tự như vụ này. >> Hà Nội đã có kế hoạch mua máy bay trực thăng cứu hỏa PV:Vụ cháy hôm qua kéo dài tới 5 tiếng khiến dư luận đặt câu hỏi, phải chăng phương pháp cứu hỏa  chưa hợp lý?   - Có thể nói, vụ cháy hôm qua là vụ cháy điển hình về độ phức tạp. Nếu cháy ở độ thoáng, có địa hình tốt thì chữa rất nhanh. Nhưng cây xăng này chỉ có hướng chữa cháy từ cửa vào, bên cạnh là sân tennis và nhà nên gây khó khăn. 
Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn, Cục trưởng Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy (Bộ Công an).
Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn, Cục trưởng Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy (Bộ Công an).

>>Xem Video đám cháy lớn ở cây xăng

Trong nguyên tắc chữa cháy chung, trong tất cả các vụ cháy lớn xăng dầu phải vừa chữa cháy vừa phải làm mát. Vì khi cháy vật chứa bị nung ở nhiệt độ rất cao, nếu không làm mát có thể phá huỷ kết cấu của téc xăng, làm tràn xăng dầu ra càng nguy hiểm. Quan trọng nhất là giữ không cho nó nổ. Hôm đó vụ việc gây nổ thì còn nguy hiểm nữa vì nó có thể mở rộng và gây các đám cháy khác. Nhiều người nói tại sao chữa cháy xăng lại dùng nước?. Như téc xăng hôm qua nếu cháy chỉ ở trên nắp thì chữa đơn giản hơn, chỉ cần nước. Các tia nước lớn cắt chéo, phủ kín nắp là có thể cắt ngọn lửa. Vụ cháy téc xăng lực lượng PCCC đã dùng cả nước và giá phun bọt ngăn lửa. Nguyên tắc chữa bọt thì phải kín hết thì nó mới hết cháy.  
PV:
Từ vụ cháy hôm qua, ông nghĩ sao về mức độ an toàn của các cây xăng trong nội thành Hà Nội và một số thành phố lớn?  - Nói chung các cây xăng nếu xảy ra cháy đều nguy hiểm cả. Các cây xăng lẫn trong khu dân cư. Theo tôi hiện nay ở gần các khu dân cư quá nguy hiểm. Hiện Hà Nội có hơn 500 cây xăng và điều đầu đầu tiên là phải đảm bảo an toàn. Với các cây xăng mới xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng đã rõ, tiêu chuẩn gắt gao. Song với các cây xăng cũ so lại tiêu chuẩn có thể rất ít cây xăng đảm bảo.
PV:
Theo nhận định của ông, vụ cháy hôm qua có sai sót quy trình nào? - Theo quy định, quy trình bơm rót xăng dầu kín, từ téc, qua đường ống xuống bể… sẽ an toàn. Như sự việc vừa qua chắc chắn là hở thì mới chảy ra. Qua vụ việc phải rút kinh nghiệm rất sâu sắc về quản lý, quy định ăn toàn. Cần phối hợp các lực lượng kiểm tra hàng loạt các cây xăng trong thời gian tới. PV: Có một số người đặt câu hỏi, liệu trong trường hợp hôm qua, nếu Hà Nội được trang bị trực thăng thì có thể dập lửa tốt hơn và nhanh hơn không, thưa ông? - Có thể nói, dùng trực thăng tham gia chữa cháy, cứu nạn cứu hộ thì rất tốt. Ở nước ngoài đều có trực thăng phục vụ cho công tác này. Chúng tôi đã đề nghị song chưa đầu tư được. Riêng Hà Nội và TP HCM đã có dự kiến để mua trực thăng. Có 1 DN đang muốn tặng cho TP Hà Nội 2 chiếc trực thăng. Song có nhiều vấn đề như huấn luyện, sân bay, bảo dưỡng, chỉ huy, dẫn đường… phải có sự chỉ đạo của Chính phủ mới đưa lực lượng này vào để sử dụng được.  Tuy nhiên, vụ cháy cây xăng trên đường Trần Hưng Đạo ngày hôm qua nếu sử dụng trực thăng cũng không đơn giản. Trực thăng chủ yếu có thế mạnh trong việc thả nước, nếu thả nước như trường hợp hôm qua thì không giải quyết được vấn đề mà cần sử dụng các phương tiện trực tiếp. Việc sử dụng máy bay, trực thăng thì chữa cháy rừng thì khả thi hơn còn trong TP thì rất cẩn thận vì liên quan đến địa hình. Xin cảm ơn ông!

>>>Xem thêm ảnh về hiện trường vụ cháy lớn

>>Xem Video đám cháy lớn ở cây xăng

Nguyễn Vũ (thực hiện)