Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) đã chia sẻ đánh giá của ông về phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải - ông Nguyễn Văn Thể.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, sáng nay Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải là người trả lời đầu tiên, lần đầu trả lời, thời gian làm Bộ trưởng chưa lâu nhưng lại có nhiều sự kiện xảy ra nên lúc đầu Bộ trưởng có phần hơi lúng túng. Buổi chiều, Bộ trưởng đã bình tĩnh tĩnh hơn, trả lời tốt hơn rất nhiều.
“Về cơ bản, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã trả lời thẳng vào vấn đề và có cách giải quyết. Bộ trưởng rất mạnh dạn hứa, nhưng tôi sợ hứa như vậy nhưng khi thực hiện lại khó khăn”, ông Nhưỡng băn khoăn.
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng. (Ảnh: VOV) |
Đại biểu cho biết, tất nhiên, các đại biểu Quốc hội sẽ giám sát lời hứa của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể.
Cá nhân đại biểu sẽ có quan tâm giám sát. Đây là trách nhiệm của đại biểu. Đặc biệt các vấn đề chất vấn vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải hôm nay đều là các vấn đề dân sinh, động chạm lớn đến đời sống xã hội.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói thêm về phất chấn vấn của ông sáng nay với Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể.
Ông Nhưỡng chia sẻ: “Tôi đã suy nghĩ về vấn đề này từ lâu, bởi theo quan điểm của tôi muốn giải quyết được căn cơ về PPP nói chung, BOT nói riêng thì điều đặc biệt quan trọng đó là phải đặt lên trên hết 3 lợi ích cơ bản.
Trước hết đó là lợi ích của nhà đầu tư, làm sao để nhà đầu tư được yên tâm đầu tư; thứ hai, là người dân trực tiếp ở khu vực đặt các trạm dự án thực hiện, khi họ tham gia giao thông; thứ ba là lợi ích của Nhà nước.
Với ba lợi ích trên, tôi xếp ưu tiên trên hết là lợi ích của Nhà đầu tư để cho mọi người phải hình dung rằng, chúng ta đang cố gắng làm gì đó để không ảnh hưởng đến việc thu hút nhà đầu tư.
Nhà đầu tư, khi tham gia vào lĩnh vực này tôi đánh giá là họ đã thực sự dũng cảm rồi, nhưng câu chuyện vi phạm hoặc xảy ra nhiều sai phạm trong thời gian qua lại là câu chuyện hoàn toàn khác.
Nếu chúng ta có một điều luật riêng để xử lý các vấn đề căn cơ trên thì chúng ta mới có thể giải quyết thấu đáo các vấn đề trên. Đó chính là câu hỏi của tôi mà tôi trăn trở đã mấy tháng nay rồi”.
Khi làm dự án BOT có hỏi ý kiến dân không, giờ “vỡ” ra ai chịu? |
Đánh giá về việc đổi mới chất vấn, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng chia sẻ, ban đầu ông cũng hơi lo vì đại biểu sẽ nói như thế nào trong vòng một phút và Bộ trưởng nói như thế nào trong vòng 3 phút.
Đây là những vấn đề cũng rất là khó, bởi nếu không cẩn thận các đại biểu sẽ bị áp lực về mặt thời gian dẫn tới việc trình bày câu hỏi và câu trả lời sẽ không hết nghĩa, thậm chí sẽ bị thiếu xót và dẫn tới hiểu lầm.
“Tuy nhiên, qua buổi chát vấn hôm nay tôi thấy việc chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra như vậy đòi hỏi đại biểu phải khẩn trương, chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng hơn. Nhìn chung ở phương diện nào đó chúng ta thấy có tín hiệu đáng mừng về việc đổi mới trong việc chất vấn này”, ông Nhưỡng nhận định.
Cùng đánh giá về phiên chất vấn hôm nay, đại biểu Nguyễn Văn Chiến (đoàn Thành phố Hà Nội) đánh giá, kết quả chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay có kết quả rất cao.
Việc đổi mới chất vấn lần này giúp cho nhiều đại biểu được chất vấn hơn, trọng tâm hơn.
Về phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, đại biểu Nguyễn Văn Chiến nhận định, phần đầu buổi sáng rất nhiều ý kiến đại biểu tập trung chất vấn về vấn các dự án giao thông theo hình thức BOT.
Chúng tôi đánh giá rất cao phần trả lời và tìm cách giảm giá phí qua các trạm BOT của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể.
Đại biểu Chiến nói thêm: “Sáng nay, tôi có đặt câu hỏi dự án BOT chạy qua khu dân cư như Pháp Vân - Cầu Giẽ chạy qua khu vực huyện Thường Tín, Phú Xuyên có những hầm chui và những đường dân sinh bắc qua nhưng chưa được xem xét một cách thấu đáo”.
Các hầm chui vừa hẹp lại vừa thấp, những hôm mưa bão bị ngập dẫn đến những phương tiện của người dân lao động, sản xuất và sinh hoạt không lưu thông được.
Có những người dân ở khu vực đó phải đi tắt qua hàng cây số, vài cây số.
“Tôi chưa thấy Bộ trưởng chưa đưa ra được giải pháp. Về vấn đề ảnh hưởng đến người dân, nếu gây thiệt hại cho người dân phải bồi thường, Bộ trưởng cũng chưa có câu trả lời cụ thể”, đại biểu Chiến nói.
Đại biểu Bùi Văn Xuyền (đoàn Thái Bình) chất vấn, cử tri phản ánh hằng năm, người dân phải đóng phí giao thông đường bộ, nhưng phí này để duy tu bảo dưỡng, sửa chữa đường cũ nhưng đường cũ xuống cấp không đi được. Thậm chí có những đường lại làm BOT. Như vậy, đi đường nào họ cũng phải trả phí, phí chồng lên phí thì Bộ trưởng lý giải nội dung này như thế nào? Trả lời câu hỏi về "phí chồng phí" liên quan đến dự án BOT, ông Nguyễn Văn Thể cho rằng, trách nhiệm Nhà nước là cung cấp hệ thống hạ tầng, nhưng ngân sách không đủ phát triển, nâng cấp mở rộng hệ thống đường bộ nên Nhà nước kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao. "Nhà nước đặt hàng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công. Khi doanh nghiệp bỏ tiền ra kinh doanh thì được hưởng chính sách", ông Thể nói. Bộ trưởng khẳng định, người dân nộp Quỹ bảo trì đường bộ và Quỹ này có trách nhiệm đảm bảo giao thông cho đường quốc gia, địa phương. Các nhà đầu tư thì có trách nhiệm sửa chữa đường BOT, nếu không đảm bảo chất lượng thì Bộ Giao thông sẽ yêu cầu dừng, không cho thu phí. Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (đoàn Ninh Thuận) tranh luận, trả lời đại biểu Nguyễn Phước Lộc đoàn Thành phố Hồ Chí Minh về việc công khai thu phí BOT, Bộ trưởng cho hay chưa công khai được thu phí BOT bởi vì đang đợi quyết toán. Vậy xin hỏi Bộ trưởng tại sao chưa quyết toán, chưa biết tổng mức đầu tư thì dựa vào cơ sở nào để xác định mức thu phí BOT và thời gian thu phí BOT trong khi việc thu phí này đã và đang được triển khai, như vậy có phải là đang áng chừng mức thu phí hay không. Bộ trưởng có trả lời việc quyết toán này phải dựa vào địa phương, vậy xin Bộ trưởng cho cử tri biết khi nào việc quyết toán này sẽ hoàn tất với tư cách là Tư lệnh ngành giao thông Việt Nam? Trả lời câu hỏi này của đại biểu Hương, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, trong 58 dự án nhà đầu tư trình lên là 61.760 tỷ đồng, Bộ Giao thông Vận tải đã thẩm định thẩm tra và thống nhất với nhà đầu tư 54.450 tỷ đồng. Bộ Giao thông vận tải đang cùng nhà đầu tư xem xét 6.694 tỷ đồng. Bộ trưởng cho rằng, nói lên điều này để nói là các dự án đều được quyết toán có 10 dự án quyết toán toàn bộ, 39 dự án quyết toàn gần toàn bộ, 9 dự án quyết toán 1 phần. "Chúng tôi đang làm việc với các nhà đầu tư để chúng ta công khai minh bạch các dự án", ông Thể cho biết. Có 62 dự án đầu tư liên quan đến địa phương, địa phương đã gửi lên 49 hồ sơ gửi lên quyết toán về công tác giải phóng mặt bằng. Hiện nay, Bộ và các địa phương đang tích cực để quyết toán. "Chúng tôi cố gắng quyết toán nhanh nhất để đảm bảo công khai minh bạch. Chúng tôi đã công khai các dự án BOT trên trang web của bộ Giao thông Vận tải", Bộ trưởng nêu. |