Đại biểu nhận xét chất lượng kỳ họp thứ 3

21/06/2017 08:41
Trinh Phúc
(GDVN) - "Có Bộ trưởng cũng chưa hiểu thật sâu, có Bộ trưởng mới thừa nhân trách nhiệm của ngành mình chứ chưa đề ra được giải pháp và lộ trình cụ thể để khắc phục".

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre): Đã có nhiều quyết sách lớn được thảo luận, thông qua

Bất kỳ một kỳ họp Quốc hội nào đều có thành công ở mỗi góc độ khác nhau bởi vấn đề được quyết của chúng ta không giống nhau.

Nhưng kỳ họp này là một trong những kỳ họp thành công vì đã đưa ra thảo luận và quyết định những vấn đề rất quan trọng.

Ví dụ như vừa qua chúng ta đề cập đến Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Đường sắt (sửa đổi), Bộ Luật hình sự (sửa đổi), Luật Cảnh vệ… đó là những vấn đề hệ trọng.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng đoàn Bến Tre (ảnh Trinh Phúc).
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng đoàn Bến Tre (ảnh Trinh Phúc).

Ở đây, bàn về vấn đề sắp tới, Quốc hội tiếp tục xem xét, quyết định như Luật tín dụng sửa đổi, vấn đề giải quyết nợ xấu, vấn đề được đưa ra nhận được nhiều ý kiến khác nhau tham gia đó là dự án Long Thành.

Thông qua, các kỳ họp, thông qua dự án Long Thành, xem xét, đánh giá lại vấn đề sử dụng đất đai.

Tôi nghĩa rằng, không chỉ là vấn đề giải quyết trong hội trường, giải quyết trong phạm vi các đạo luật mà tính lan toả của các hoạt động Quốc hội, của đại biểu Quốc hội đã vượt qua tầm của phòng họp Diên Hồng nên giúp cho các cơ quan nhà nước vào cuộc nhiều khía cạnh khác nhau.

Đại biểu nhận xét chất lượng kỳ họp thứ 3 ảnh 2Đại biểu Quốc hội muốn Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận trách nhiệm

Nếu đánh giá thành công của kỳ họp thì đánh giá cả thành công trực tiếp và gián tiếp.

Vừa qua, trong phiên chất vấn, sự giám sát trực tiếp của Quốc hội và đại biểu Quốc hội với các trưởng ngành, Chính phủ, đó là những cái rất thành công.

Việc chất vấn đã thể hiện tính dân chủ cao, tính tranh luận cao giữa đại biểu Quốc hội với các thành viên Chính phủ và tranh luận giữa các đại biểu với nhau.

Như vậy, cùng nhau xây dựng để tìm ra một giải pháp đầy đủ, khách quan, toàn diện và đúng đắn nhất, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu - Giám đốc công an tỉnh Nghệ An (ảnh Trinh Phúc).
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu - Giám đốc công an tỉnh Nghệ An (ảnh Trinh Phúc).

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu đoàn Nghệ An: Cần thiết một buổi để Đại biểu Quốc hội góp ý, rút kinh nghiệm

Một số Đại biểu có đề nghị nên tổ chức cho Quốc hội một buổi để rút kinh nghiệm. Tôi nghĩ nên có một buổi đó.

Cho dù, không phải lúc nào mình cũng làm một buổi để rút kinh nghiệm, nhưng có một buổi như thế để đại biểu có thể phát biểu được quan điểm, đóng góp cho sự phát triển.

Bộ luật Hình sự vừa rồi thông qua, về cơ bản tôi đồng tình, nhưng có một số chỗ không biết có sửa không, ví dụ như tội phạm về ma túy.

Tôi có phát biểu từ Điều 249-254 quy định đã bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này nhưng còn vi phạm. Thực ra nếu quy định như vậy thì phi hình sự hóa đi rất nhiều.

Bởi vì, trong quá trình này chưa biết mọi việc thế nào cả. Nếu không sửa thì công tác phòng chống ma túy lại đi một bước thụt lùi.

Ngày xưa tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt nằm trong một tội, theo Điều 194 cũ. Giờ tách ra độc lập. Nếu có quy định sẽ hợp lý hơn.

Đại biểu Quốc hội Bùi Văn Phương đoàn Ninh Bình (ảnh nguồn quohoi.vn).
Đại biểu Quốc hội Bùi Văn Phương đoàn Ninh Bình (ảnh nguồn quohoi.vn).

Đại biểu Bùi Văn Phương (đoàn Ninh Bình): Cần bố trí thêm thời gian cho đại biểu tranh luận

“Tại kỳ họp này, có thể nói nổi bật nhất là phần chất vấn, với tinh thần rất thẳng thắn và trách nhiệm.

Qua những cuộc chất vấn này, các Đại biểu Quốc hội nói lên tiếng nói của cử tri, của nhân dân cả nước đến những cơ quan hữu quan có trách nhiệm;

Những điều nhân dân và cử tri chưa hài lòng cũng được các cơ quan có trách nhiệm giải trình.

Điều quan trọng nhất là lãnh đạo các Bộ, ngành nhận thấy những thiếu sót thuộc trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan mình, và đã có những lời hứa trước Quốc hội và cử tri cả nước, để tiếp tục sửa chữa, khắc phục những thiếu sót đó.

Thứ hai, sự điều hành của lãnh đạo Quốc hội trong kỳ họp này cũng đã có sự uyển chuyển.

Những vấn đề phát sinh qua thực tiễn có sự điều chỉnh chương trình kỳ họp cho phù hợp với yêu cầu nội dung kỳ họp.

Những vấn đề lớn cũng đã được Quốc hội tổ chức thảo luận thêm; cách chỉ đạo, điều hành xây dựng nội dung đã có những đổi mới.

Đại biểu nhận xét chất lượng kỳ họp thứ 3 ảnh 5Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm: "Phát biểu như thế là thiếu trách nhiệm"

Tinh thần tranh luận của kỳ họp này rất sôi nổi, đây là điều rất tốt, cần được phát huy hơn nữa.

Tuy nhiên trong vấn đề tranh luận, cách điều hành của Đoàn Chủ tịch cũng cần hợp lý.

Khi xuất phát những tranh luận cần phải tranh luận ngay vì đang đi theo mạch vấn đề ấy, Đại biểu đang muốn tranh luận nên phải để tranh luận ngay.

Để hoạt động của các kỳ họp tốt hơn nữa, cần bố trí thời gian để Đại biểu được nói hết.

Các Đại biểu đăng ký phát biểu và tranh luận rất nhiều nhưng lại không được nói hết.

Có những vấn đề cần phải nói ra Quốc hội để tạo sự tranh luận, để đi đến sự thống nhất. Những góp ý bằng văn bản cũng tốt nhưng chưa tạo ra được không khí tranh luận để những quyết định cuối cùng của Quốc hội thực sự là chất xám.

Đại biểu Quốc hội Phạm Tất Thắng đoàn Vĩnh Long (ảnh Trinh Phúc).
Đại biểu Quốc hội Phạm Tất Thắng đoàn Vĩnh Long  (ảnh Trinh Phúc).

Đại biểu Quốc hội Phạm Tất Thắng (đoàn Vĩnh Long): Tính tranh luận, chất vất và giám sát rất cao

Có thể nói, việc chuẩn bị cho kỳ họp đã được chuẩn bị khá kỹ lưỡng, công phu; các dự án luật đã bắt đầu theo xu hướng không chạy theo số lượng, chỉ những dự án luật nào được chuẩn bị kỹ lưỡng, yên tâm về chất lượng mới được đưa ra Quốc hội thảo luận để thông qua.

Những dự án luật nào còn chưa yên tâm thì sẵn sàng kéo lùi thời gian thông qua hoặc đẩy sang kỳ họp khác;

Không khí thảo luận tại Hội trường và tại Tổ cũng rất sôi nổi; các hoạt động của Quốc hội cũng phong phú.

Trên cơ sở các tiêu chí trên, có thể nói Quốc hội đã hoàn thành nội dung cũng như chương trình của kỳ họp với chất lượng rất tốt.

Còn những đổi mới, có thể thấy 2 thay đổi cơ bản. Thứ nhất là hoạt động giám sát của Quốc hội, Quốc hội đã dành thời gian thỏa đáng hơn để thông qua phần chất vấn và trả lời chất vấn cũng như thảo luận về kinh tế xã hội, để đáp ứng yêu cầu, mong muốn của cử tri cũng như Đại biểu Quốc hội.

Điều này thể hiện qua việc khi thảo luận về Kinh tế - Xã hội, Quốc hội đã kéo dài thời gian thảo luận thêm 1,5 tiếng.

Với việc chất vấn và trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ, thông thường chỉ dành 2,5 ngày, nhưng tại kỳ họp này đã nâng lên thành 3 ngày.

Hai điều chỉnh này được thực hiện ngay trong kỳ họp, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của cử tri cũng như đại biểu Quốc hội, thể hiện sự linh hoạt của lãnh đạo Quốc hội cũng như của Quốc hội trong việc xây dựng chương trình.

Việc chuẩn bị kỹ lưỡng trên cơ sở coi trọng chất lượng đã thể hiện việc Quốc hội càng ngày càng coi trọng yếu tố chất lượng trong hoạt động của Quốc hội.

Xét riêng theo góc độ điều hành của lãnh đạo Quốc hội, khi thấy những nội dung mà đại biểu và cử tri quan tâm đề xuất với Quốc hội điều chỉnh kịp thời ngay trong kỳ họp.

Đó là những điểm mới dễ thấy so với các kỳ họp trước.

Đối với phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ, có thể nói thời gian đảm nhiệm nhiệm vụ của các Bộ trưởng là chưa lâu, ngoại trừ Bộ trưởng Bộ Y tế là thành viên cũ của Chính phủ.

Tuy nhiên, các Bộ trưởng đã nắm bắt vấn đề rất chắc, toàn diện, hiểu rõ công việc của ngành mình đảm nhiệm;

Xác định rõ trách nhiệm của mình, của ngành mình, đặc biệt là nhận thức được những tồn tại  hạn chế của ngành mình, qua đó xác định được những giải pháp khắc phục.

Dĩ nhiên, mức độ có khác nhau, có những Bộ trưởng cũng chưa hiểu thật sâu, có Bộ trưởng mới thừa nhân trách nhiệm của ngành mình chứ chưa đề ra được giải pháp và lộ trình cụ thể để khắc phục.

Trinh Phúc