Hàng trăm cảnh sát Hàn Quốc đã được huy động để ngăn thân nhân giận dữ của các hành khách mất tích và tử vong trên phà Sewol diễu hành tới thủ đô Seoul để phản đối việc xử lý thảm họa của chính phủ.
Một người đàn ông cố gắng vượt qua hàng rào cảnh sát. |
Phải mất ba ngày các thợ lặn mới có thể vào được bên trong chiếc phà chìm và bắt đầu đưa các thi thể nạn nhân lên bờ hôm 20/4. Số người thiệt mạng đã lên tới 61, hơn 240 người vẫn còn mất tích và không tìm thấy dấu hiệu sự sống bên trong phà cho tới thời điểm này.
Cơn giận đã bùng lên và ẩu đả đã nổ ra giữa thân nhân các nạn nhân và cảnh sát, sau khi khoảng 100 người cố gắng băng qua cầu vào đất liền, với ý định hành quân đến Phủ Tổng thống (Nhà Xanh) ở Seoul, cách 260 dặm về phía bắc của đảo Jindo.
Dòng người giận dữ cố gắng tìm cách vượt qua hàng rào cảnh sát tới Dinh tổng thống. |
Khoảng 45 nguyên thủ quốc gia từ khắp nơi trên thế giới đã gửi thông điệp chia buồn sau thảm họa phà ở Hàn Quốc, với một ngoại lệ đáng chú ý gồm có cả Triều Tiên.
Nhiều chuyên gia đã ngạc nhiên trước sự im lặng của Kim Jong-un trong sự cố chìm phà Sewol cướp đi sinh mạng của ít nhất 61 người.
Thân nhân các nạn nhân đụng độ với cảnh sát. |
Tuy nhiên, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA cho biết, Kim Jong-un đã rất thích màn trình diễn của ban nhạc Moranbong - một ban nhạc nữ mà các thành viên đã được lựa chọn bởi cá nhân ông vào thời điểm tin tức về sự cố chìm phà nổi lên.
KCNA đã chỉ trích chính phủ Hàn Quốc, nói rằng họ đã phản ứng chậm trong sự cố và phải nỗi buồn "sâu sắc" và sự tức giận của các gia đình nạn nhân./.
Nguyễn Hường