Mới đây, ông Nguyễn Hữu Kiên - Đại biểu HĐND huyện Từ Liêm (nay là Đại biểu HĐND quận Bắc Từ Liêm) đã gửi đơn tới lãnh đạo cao nhất của HĐND Thành phố Hà Nội đề nghị làm rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND Thành phố vì không trả lời phiếu chuyển đơn của Thường trực HĐND Thành phố; đồng thời đề nghị làm rõ trách nhiệm của Giám đốc Sở Nội vụ vì không trả lời thắc mắc của đại biểu HĐND huyện Từ Liêm và công dân tại phường Phúc Diễn, dù trước đó đã có văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố và nhắc nhở của Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị.
Ông Kiên nói rõ lý do gửi đích danh tới bà Ngô Thị Doãn Thanh thay vì gửi Thường trực HĐND thành phố là vì khi lấy phiếu tín nhiệm bà Thanh không có phiếu tín nhiệm thấp. Bên cạnh đó, ông Kiên cho hay, Thường trực đã không đôn đốc, không có phản hồi với những vấn đề mà ông đặt ra.
Toàn bộ những vấn đề ông Nguyễn Hữu Kiên nêu trong văn bản gửi tới bà Ngô Thị Doãn Thanh - Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội đều nhằm chống tiêu cực, bảo vệ quyền lợi của người dân. |
Tại văn bản gửi đích danh bà Ngô Thị Doãn Thanh, ông Nguyễn Hữu Kiên đề xuất xem xét hoặc thực hiện chất vấn 3 nội dung mới và đôn đốc một số nội dung đã nêu, nhưng chưa đôn đốc hoặc chưa phản hồi cho đại biểu và cử tri.
Vấn đề thứ nhất, tháng 9/2014, trong một cuộc họp báo Thành phố Hà Nội đã ra thông báo UBND TP Hà Nội đã có văn bản chấp thuận huyện Từ Liêm trước đây và quận Bắc Từ Liêm hiện nay được tận dụng chính sách đặc thù với 209 trường hợp mà Thanh tra Hà Nội đã kết luận (tại kết luận 795/KL-TTTP (P7) ngày 5/4/2013), tương đương với 53 tỉ đồng đã nói trong kết luận thanh tra là làm không đúng. Với con số này, các cá nhân bị nêu không thuộc diện vi phạm nữa.
Tuy nhiên theo phản ánh của cử tri, 209 hộ dân ở trên đất đã từng được bồi thường của dự án làm cầu vượt đường sắt ga Diễn (bằng chứng là đất đồi đỏ đã được san nền trên nền ruộng cũ; đã đền bù xong rồi sau đó lại không làm nữa) mà vẫn được Hội đồng bồi thường lần thứ 2 khi mở rộng đường 32.
Vậy là 1 mảnh đất mà nhà nước bồi thường những 2 lần, trong khi đó các hộ dân nằm bên kia đường phía trước nhà máy Z157 có đất từ những năm 80 của thế kỷ trước thì bị cưỡng chế và không được bồi thường, đây có đúng là sự thật không? Đề nghị UBND Thành phố công bố văn bản chấp thuận nêu trên và làm rõ phản ánh việc có mảnh đất không được bồi thường trong khi có những mảnh đất khác lại được bồi thường 2 lần.
Vấn đề thứ hai, trong quá trình tách huyện Từ Liêm làm 2 quận thì dân số xã Thụy Phương lớn hơn dân số xã Liên Mạc. Nay khi lên phường thì Liên Mạc tách được thành 10 tổ dân phố trong khi đó Thụy Phương tách làm 8 tổ dân phố thì chưa được? Có sự vênh nào không giữa con số từ xã, huyện lên quận và phường, hay có sự “khó” nào đó giữa con số “ngày xưa” trong đề án tách huyện với con số thực tế “ngày nay”?
Ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội. |
Vấn đề thứ ba, đề nghị UBND thành phố xem xét lại việc ban hành văn bản 7807/UBND-CT ngày 09/10/2014 có đúng không khi tiếp tục giao cho Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội? Đề nghị hủy bỏ quyết định số 12185/QĐ-UBND ngày 29/12/2009 của Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm cũ đã bàn giao sai trái với nội dung đấu thầu cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội.
Về nội dung này, trước đó, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải:
Ngày 29/12/2009, Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm khi ấy là ông Lê Văn Thư (nay là Bí thư Quận ủy Quận Bắc Từ Liêm) đã ký quyết định số 12185/QĐ-UBND để “bàn giao chợ Cầu Diễn cho Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội quản lý, kinh doanh khai thác”.
Bắt đầu từ quyết định bất thường này, Công ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển nông nghiệp Hà Nội được quyền quản lý và thu phí tại chợ Cầu Diễn. Tuy nhiên, tính từ tháng 1/2010 đến tháng 4/2012, công ty này đã tự ý nâng mức thu phí vị trí chỗ ngồi kinh doanh và đã thu của 193 hộ với tổng số tiền thừa lên tới 826 triệu đồng.
Điều đáng nói là trong bản án phúc thẩm số 69/2013/KDTM-PT ngày 25 và 27/11/2013, TAND TP Hà Nội đã không công nhận tư cách của Công ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển nông nghiệp Hà Nội trong việc kiện các hộ kinh doanh tại Chợ Cầu Diễn. Điều đó có nghĩa là việc ông Lê Văn Thư ký quyết định giao cho công ty này quản lý chợ Cầu Diễn là sai. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà mới đây ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội lại ký quyết định giao cho công ty này tiếp tục quản lý khai thác chợ Cầu Diễn? Bức xúc trước lối hành xử của chính quyền địa phương, nhiều tiểu thương tại chợ Cầu Diễn vẫn đang tiếp tục khiếu nại tới các cơ quan có thẩm quyền.
Ông Trần Huy Sáng - Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội. |
Ngoài ra, dân biểu Nguyễn Hữu Kiên cũng đề cập tái chất vấn một số nội dung cụ thể khác:
Thứ nhất, đề nghị trả lời 6 vấn đề ông Kiên đã nêu tại văn bản 06.14/NHK ngày 07/7/2014. Sáu vấn đề này đã từng được Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải.
Thứ hai, đề nghị xem xét đôn đốc và làm rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP Hà Nội trong việc chưa trả lời phiếu chuyển đơn số 269 ngày 19/7/2013 của Thường trực HĐND thành phố, đề nghị trả lời 4 nội dung Đại biểu Nguyễn Hữu Kiên nêu. Tuy nhiên, 5 tháng qua, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chưa có trả lời.
Thứ ba, đề nghị xem xét trách nhiệm của Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội vì không trả lời đại biểu HĐND và công dân Tổ 7, Cầu Diễn, Từ Liêm (nay là phường Phúc Diễn). Mặc dù đã có công văn của Văn phòng UBND thành phố Hà Nội số 650/VP-TD ngày 12/2/2014 thậm chí là văn bản truyền đạt chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, nhưng Giám đốc Sở nội vụ đến ngày hôm nay vẫn chưa trả lời và công dân.
Cụ thể, nội dung của đại biểu Nguyễn Hữu Kiên đề nghị làm rõ trường hợp của bà Phan Lan Tú - nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm (cũ), giữ chức vụ Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, nhưng UBND huyện Từ Liêm không thông báo đến đại biểu HĐND huyện Từ Liêm và chưa có hình thức miễn nhiệm với bà Phan Lan Tú.