Cho ý kiến vào Luật tố tụng hành chính (23/6) tại Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (đoàn Lâm Đồng) chỉ rõ: “Tòa hành chính là gì? Tòa hành chính là tòa dân kiện quan. Bởi vì, quyết định hành chính, hành vi hành chính của nhân viên nhà nước là quan. Còn người dân, người khởi kiện, việc xét xử như thế nào để đảm bảo chính xác, khách quan”.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền. ảnh: TTBC Quốc hội. |
Đề cập sâu vào Điều 19 về tranh tụng, có 3 ý: Thứ nhất, nói về thẩm quyền và nguyên tắc tranh tụng; Thứ hai là đưa ra chứng cứ; Thứ ba là cung cấp thêm một số tài liệu trong khi tranh tụng, ông Thuyền cho rằng phải sửa lại.
“Nói đến tranh tụng thì Hội đồng xét xử là người điều hành, Chủ tọa phiên tòa phải điều hành người khởi kiện nói trước, sau đó người bị kiện tức là quan chức nhà nước phải trình bày.
Đây là vấn đề hết sức tiến bộ, đây là dân chủ trực tiếp, không phải là dân chủ đại diện. Quốc hội mới là dân chủ đại diện, người dân là dân chủ trực tiếp có quyền tranh luận với quan chức của nhà nước.
"Thực tế cho thấy việc thi hành án hành chính chưa có luật quy định, chưa xác định được trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự nên trường hợp án có hiệu lực mà người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước không tự quyền thi hành thì cơ quan thi hành án dân sự cũng không đủ cam đảm để thực hiện cưỡng chế thi hành. Đồng thời, hiện nay ở địa phương thường Chủ tịch Ủy ban nhân dân là trưởng ban chỉ đạo thi hành án dân sự. Nếu Ủy ban nhân dân cùng cấp phải thi hành bản án thì tất yếu dẫn đến tình trạng vừa đá bóng, vừa thổi còi. Do đó, người dân dù có thắng kiện cũng khó được đảm bảo quyền lợi theo đúng bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên và lại gửi đơn kêu cứu khắp nơi, gây mất lòng tin vào cán cân công lý", Đại biểu Quốc hội Huỳnh Nghĩa. |
Tôi có quyền đưa ra bằng chứng để bác bỏ quyết định của anh. Chính vì vậy, tôi đề nghị trong thiết kế Điều 19, cần phải thiết kế lại cho hợp lý hơn. Đây là một điều mới nói là tranh tụng nhưng đưa ra nguyên tắc tranh tụng được đảm bảo. Trong Hiến pháp, trong Luật tổ chức tòa án đã ghi, trong điều này không cần ghi lại chỗ này. Theo tôi, nên giao cho Hội đồng xét xử nghiên cứu điều hành phiên tranh tụng”.
Về thẩm quyền của cấp huyện, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền trùng quan điểm với Đại biểu Huỳnh Nghĩa (đoàn Đà Nẵng) là giữ nguyên như luật hiện hành, tức là Tòa án cấp huyện có quyền xét xử quyết định hành chính của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện; không nhất thiết phải rút lên tòa án cấp tỉnh.
Theo ông Thuyền, điều này phù hợp với xu hướng tăng cường thẩm quyền của tòa án cấp huyện đang được tiến hành thời gian qua.
Cụ thể, Tòa án nhân dân cấp huyện trước đây chỉ cho xét xử đến 2 năm tù giam, sau cải cách chúng ta nâng dần lên 5 năm, 7 năm, bây giờ Tòa án nhân dân cấp huyện được xét xử đến 15 năm tù.
“Không có một lý do gì nói là trình độ cán bộ cấp huyện yếu, bởi vì họ đã làm được những vụ án thuộc thẩm quyền cấp tỉnh ngày trước làm. Cơ bản bây giờ số án hình sự là Tòa án nhân dân cấp huyện xét xử.
Họ không có tòa chuyên trách, nhưng theo tôi quyết định hành chính này không những có những điều chúng ta ngại là sợ thẩm phán không dám đối đầu với chính quyền địa phương, tôi cho rằng điều đó không phải như vậy.
Bởi vì nếu chúng ta nói như thế thì tất cả dồn lên cấp tỉnh, người dân phải kiện một vụ án hành chính đi rất xa. Ví dụ Lâm Đồng từ cấp huyện lên cấp tỉnh gần 300 cây số để đi kiện thì việc này rõ ràng trở ngại cho dân mà người dân người ta muốn gần để tiếp cận công lý thuận hơn, bây giờ chúng ta lại dồn về cấp tỉnh, tôi cho việc đó không thuận lợi cho dân mà gây khó khăn cho dân”.