Trung Quốc sở hữu 12 tàu ngầm thông thường lớp Kilo của Nga (trong hình), đã 2 lần tổ chức tập trận chung với Nga có khoa mục săn ngầm với quân xanh là tàu ngầm lớp Kilo. Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh sản xuất hàng loạt tàu ngầm thông thường lớp Nguyên. |
Tờ “Thời báo Tài chính” Anh ngày 25 tháng 6 đăng bài viết nhan đề “Cuộc chiến trên Biển Đông”. Bài viết cho rằng, từ Philippines đến Mỹ, các chuyên gia đều đang cố gắng trả lời một câu hỏi: Tại sao Trung Quốc hiện nay lại sử dụng tư thế cứng rắn (hung hăng, hiếu chiến) đối với yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông?
Chuyên gia các vấn đề an ninh châu Á, Rory Medcalf, Học viện chính sách quốc tế Lowy, Australia hình dung vấn đề này là “vấn đề trị giá nghìn tỷ USD”.
Theo bài báo, một số người cho rằng, đây là một nước lớn mới nổi đang phô diễn sức mạnh hải quân mới của họ (thực chất là hung hăng, đe dọa, hiếu chiến, khủng bố), cũng có người thấy được một ý đồ táo tợn hơn – gạt bỏ hải quân Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương, nơi mà hải quân Mỹ luôn đóng vai trò chủ đạo từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Trong sự kiện xung đột mới nhất (Trung Quốc xâm lược vùng biển chủ quyền Việt Nam), rất nhiều tàu chiến, tàu cảnh sát biển, tàu cá của Trung Quốc và Việt Nam đang đối đầu với nhau (trong đó, Việt Nam thực thi pháp luật, Trung Quốc ra sức đâm húc, đâm chìm tàu Việt Nam - không khác gì khủng bố trên biển) ở khu vực quần đảo Hoàng Sa (thực chất là ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam).
Bài báo cho rằng, tháng 4 năm 2012, sau khi trải qua 1 tháng đối đầu căng thẳng, tàu Trung Quốc đã đoạt (cướp) lấy quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tay Philippines.
Hải quân Trung Quốc mới có trong biên chế 3 tàu đổ bộ cỡ lớn Type 071 thì đều biên chế cho Hạm đội Nam Hải và triển khai ở Biển Đông. |
Mỹ thừa nhận, cùng với sự phát triển không ngừng của sức mạnh quân sự Trung Quốc, nó sẽ đóng vai trò quan trọng hơn ở khu vực này. Có một số người cho rằng, Trung Quốc cảm thấy, Mỹ can thiệp ở “sân sau” của họ ngày càng nghiêm trọng, họ đưa ra phản ứng đối với điều này.
Trong thời gian Bush “con” cầm quyền, Mỹ tập trung vào Iraq và Afghanistan, làm cho rất nhiều quốc gia châu Á lo ngại họ đã coi nhẹ hải quân và lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc ngày càng mạnh.
Chuyên gia Chris Johansson, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế Mỹ, người từng đảm nhiệm các vấn đề Trung Quốc của CIA Mỹ cho rằng: “Xuất phát từ góc độ tính toán chiến lược hoặc quân sự, Trung Quốc nhìn mọi phía, phát hiện từ quần đảo Nhật Bản đến Philippines, đã hình thành một mạng lưới đồng minh hoặc bố trí quốc phòng khác của Mỹ, Trung Quốc bị bao vây trong đó”.
Một số chuyên gia cho rằng, sự táo tợn của Trung Quốc đến từ một nhận thức: Chính quyền Obama sẽ không mạo hiểm trong vấn đề Biển Đông và gây xung đột với Trung Quốc, chỉ có nổ ra xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản (đồng minh chủ yếu của Mỹ ở châu Á) thì mới dẫn đến hành động quân sự của Mỹ.
Tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo là khoa mục ưa thích của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, địa điểm tập trận (trái phép) thường là ở quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. |
Một số quan chức Mỹ cho rằng, thái độ cứng rắn (hung hăng, dọa nạt, hiếu chiến, côn đồ) của Trung Quốc sẽ đẩy láng giềng của họ về phía Mỹ, nhưng xét đến Trung Quốc đóng vai trò quan trọng – đối tác thương mại của ASEAN, các nhà quan sát khác không lạc quan như vậy.
Khi được hỏi Trung Quốc phải chăng đẩy Việt Nam vào quỹ đạo của Mỹ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam nói: “Tôi không cảm thấy như vậy. Chúng tôi giữ trung lập… Chúng tôi không chọn đứng về bên nào”. Vì vậy, chuyên gia Chris Johansson cho rằng, bất kể thế nào Mỹ cần gấp “túi công cụ nâng cấp” để ứng phó với thách thức từ Trung Quốc.
Theo bài báo, Trung Quốc sở dĩ có thể triển khai hành động quả quyết hơn nhiều ở Biển Đông, một phần là do quy mô, khả năng và kinh nghiệm hoạt động trên biển của hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc đã tăng lên nhanh chóng.
Tuy những năm gần đây, các loại chi tiêu quân sự đều tăng nhanh, nhưng hải quân là lực lượng được chính quyền Trung Quốc đầu tư nhiều nhất, mục đích là để Trung Quốc đạt được tham vọng “cường quốc biển” thực sự.
Trong hơn mười năm qua, hải quân Trung Quốc đã mở rộng quy mô, đồng thời đã sử dụng tàu ngầm, tàu khu trục và đổ bộ tiên tiến mới hơn thay thế cho các tàu cũ. Mỹ dự đoán, Trung Quốc năm nay sẽ sử dụng tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn tương đối mới để triển khai tuần tra răn đe hạt nhân lần dầu tiên.
Trung Quốc đã triển khai nhiều tàu khu trục 052B/C/D ở Biển Đông, được biết gồm có: tàu khu trục Quảng Châu và Vũ Hán Type 052B, tàu khu trục Lan Châu và Hải Khẩu Type 052C, tàu khu trục Côn Minh Type 052D. Trong hình là tàu khu trục Hải Khẩu, số hiệu 171, Type 052C thuộc Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, hiện đang tham gia tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2014 do Mỹ tổ chức. |
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là tàu được mua từ Ukraine, sau đó tân trang, đặt tên là Liêu Ninh. Năm 2013, tàu sân bay Liêu Ninh lần đầu tiên đã tiến hành diễn tập liên hợp với các tàu khác ở Biển Đông. Ngoài ra, hải quân Trung Quốc luôn tiến hành tập trận trên biển có tham vọng hơn, nhằm tăng cường khả năng hoạt động ở biển xa.
Tháng 10 năm 2013, ba hạm đội lớn của Trung Quốc tổ chức diễn tập liên hợp ở “vùng biển của Philippines”, đây là các cuộc tập trận có quy mô lớn nhất của hải quân Trung Quốc ở vùng biển quốc tế. Chuyên gia Gary Li nghiên cứu hải quân Trung Quốc của HIS Maritime cho rằng, một sự thay đổi quan trọng là, số lượng tàu tiếp tế hỗ trợ cho hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ biển xa tăng lên.
Gary Li nói thêm, quy mô hạm đội của Cảnh sát biển Trung Quốc cũng đang mở rộng nhanh chóng, số lượng tàu đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua, đạt 60 chiếc. Chỉ trong năm 2014 đã có 11 tàu đi vào hoạt động, ngoài ra cũng đã đặt mua 38 chiếc.
Tháng 5 năm 2013, Hải quân Trung Quốc cho cả 3 hạm đội lớn (Hạm đội Nam Hải, Hạm đội Đông Hải, Hạm đội Bắc Hải) tập trận quy mô lớn trên Biển Đông. |
Đầu năm nay, trong quá trình đến Ấn Độ Dương tổ chức diễn tập, hải quân Trung Quốc đã lần đầu tiên đi xuyên qua eo biển Sunda giữa 2 đảo chính của Indonesia, cho thấy phạm vi gây ảnh hưởng ngày càng rộng. Năm 2013, hạm đội Trung Quốc cũng lần đầu tiên chạy xuyên qua eo biển Soya giữa Nhật Bản và Nga.
Báo chí Trung Quốc cho rằng, điều này có nghĩa là hải quân Trung Quốc đã thực hiện mục tiêu có khả năng chọc thủng chuỗi đảo thứ nhất. Chuỗi đảo thứ nhất phân tách duyên hải của Trung Quốc với Thái Bình Dương rộng lớn hơn.