Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Myanmar Thein Sein. |
Tờ Eleven Myanmar ngày 17/8 có bài bình luận, có nhiều dự án của Trung Quốc thực hiện tại Myanmar đang đe dọa đến an ninh, chủ quyền của đất nước này và Naypyidaw không nên đánh đổi chủ quyền lấy sự phát triển.
Câu hỏi đang được đặt ra hiện nay là có bao nhiêu dự án của Trung Quốc có thể đe dọa đến an ninh và chủ quyền của Myanmar kể từ thời điểm Trung Quốc xây dựng đường ống dẫn khí đốt trước khi thực hiện dự án đường sắt Kyaukphhyu - Côn Minh.
Các đường ống dẫn khí hiện nay đã xong, Trung Quốc nói rất nhiều về khí đốt tự nhiên có thể được xuất khẩu đến thời điểm hoàn thành đường ống và bao nhiêu lợi ích Myanmar có thể được hưởng từ dự án này.
Sau một năm hoàn thành, xuất khẩu khí đốt của dự án này đã không diễn ra như người Trung Quốc vẫn nói. Dự kiến ban đầu là 12 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên được xuất khẩu, nhưng con số thực tế chỉ đạt 1,8 tỉ mét khối. Trong khi có những vấn đề phức tạp như tranh chấp bồi thường đất đai và quyền con người bị lạm dụng dọc theo tuyến đường ống này vẫn còn nhức nhối.
Trong thực tế, mục đích của các đường ống dẫn dầu và khí đốt chạy song song qua Myanmar để kết nối Kyaukphyu bang Rakhine và thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam không chỉ dành cho xuất khẩu khí đốt.
Liên quan đến đường ông dẫn khí là tuyến đường sắt Kyaukphyu - Côn Minh. Biên bản ghi nhớ dự án được ký năm 2011. Tuy nhiên một quan chức Bộ Giao thông vận tải Myanmar cho biết dự án này đã bị hủy bỏ sau hơn 3 năm không triển khai được hợp đồng. Dự án đường sắt được coi là gây nhiều bất lợi hơn là mang lại lợi ích cho người dân địa phương và họ phản đối nó.
Tuy nhiên Trung Quốc lại tỏ ra kiên quyết muốn thúc đẩy dự án này. Ngày 24/7 Đại sứ Trung Quốc tại Myanmar nói với các phóng viên rằng dự án đường sắt Kyaukphyu - Côn Minh có thể tiến hành nếu người dân Myanmar hỗ trợ nó. Ông nói rằng Trung Quốc không thấy bất kỳ sự phản đối nào khi nhà đầu tư của dự án Trung Quốc CREC và các quan chức chính phủ gặp gỡ người dân địa phương.
Tuyến đường ống dẫn khí đốt Kyaukphyu - Côn Minh đã hoàn thành, nhưng lợi ích mà nó mang lại cho Myanmar không thấy đâu, bất chấp mọi hứa hẹn từ Trung Quốc. |
Trung Quốc đã phát hiện ra một chiến lược chính trị, kinh tế và các vấn đề an ninh toàn cầu năm 2000 là chìa khóa phát triển ảnh hưởng địa chính trị của mình cũng như đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng đầy đủ. Myanmar là một phần quan trọng trong chiến lược mang tên Chuỗi ngọc trai của Trung Quốc.
Myanmar đặc biệt quan trọng với Trung Quốc để có thể tiến vào Ấn Độ Dương thông qua quốc gia này nhằm củng cố ảnh hưởng của họ ở Biển Đông và eo biển Malacca, đồng thời tìm kiếm một con đường ngắn hơn cho xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc qua châu Phi.
Vào thời điểm đó Kyaukphyu là một cảng biển nước sâu và tuyến đường sắt, đường bộ nối Kyaukphyu với Côn Minh trở thành công cụ quan trọng đối với Bắc Kinh. Những điểm này chỉ ra rằng Trung Quốc sẽ không dễ dàng từ bỏ dự án đường sắt. Trong thực tế dự án đập Myitsone bị hủy bỏ khiến Bắc Kinh mất tập trung vào xây dựng đường ống dẫn khí và dự án đường sắt.
Trung Quốc đang xây dựng ảnh hưởng của họ đối với các nước châu Á, họ muốn thực hiện tuyên đường sắt lớn xuyên Á dài hàng ngàn dặm chạy qua Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Singapore, tuyến đường sắt Kyaukphyu - Côn Minh là một phần của kế hoạch này. Chính quyền quân sự Thái Lan đã "hồi sinh" kế hoạch xây dựng 1 phần tuyến đường sắt dài 620 dặm chạy qa đất nước này. Tuy nhiên Myanmar khác Thái Lan.
Tiến sĩ Than Htu Aung, Giám đốc điều hành Tập đoàn Eleven Meidia bình luận: "Thông qua tuyến đường sắt Trung Quốc - Myanmar, Bắc Kinh có thể dễ dàng truy cập vào Ấn Độ Dương và an ninh của Myanmar sẽ bị đe dọa. Vì tuyến đường sắt này, Myanmar có thể trở thành một Crimea thứ 2".
Tại Myanmar hiện nay có 5 dự án lớn Trung Quốc thắng thầu, gồm dự án khai thác mỏ đồng Lepadaungtaung, dự án thủy điện Myitsone Dam, dự án thủy điện Tarpain, dự án đường sắt và đường ống dẫn khí Kyaukphyu - Côn Minh, dự án khai thác mỏ Nickel Takaung. Tuy nhiện dự án đập Myitsone đã bị chính phủ Myanmar hoãn lại trong khi dự án đường sắt Kyaukphyu - Côn Minh bị hủy bỏ, Trung Quốc vẫn muốn ký lại hợp đồng một lần nữa.
Dự án đường ống dẫn khí và đường sắt nối Côn Minh tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với Kyaukphyu của Myanmar. |
Họ muốn đầu tư dự án đường sắt theo phương thức BOT 50 năm nhằm mục đích đạt được hầu hết các lợi ích trong dự án này với thời gian 50 năm. Hiện nay có rất nhiều ý kiến phản đối. Nó chắc chắn rằng tất cả các dự án của Trung Quốc không phải là cho Myanmar và không có gì đảm bảo chắc chắn rằng những dự án này sẽ mang lại lợi ích cho sự phát triển của Myanmar.
Hiện tại cũng không có gì chắc chắn về một kế hoạch đa mục đích bao gồm nhà ga xe lửa, xe bus, trạm xăng, nhà ở chung cư và siêu thị mọc lên song song cùng với sự xuất hiện của tuyến đường sắt, đường ống khí đốt Kyaukphyu - Côn Minh như Trung Quốc vẽ ra. Trong khi một điều chắc chắn là sẽ có người dân Myanmar mất quyền lao động của họ ngay tại khu vực Trung Quốc triển khai dự án trên.
Không có bất cứ cải thiện nào với đời sống của công nhân Myanmar đang làm việc cho dự án đường ống dẫn khí đốt Kyaukphyu - Côn Minh, cuộc sống của người dân những nơi tuyến đường này đi qua cũng không khá hơn. Thuật ngữ "phát triển" còn xa vời với người dân địa phương nơi dự án mỏ đồng Letpadaungtaung và người lao động ở đây vẫn tiếp tục biểu tình đòi cải thiện điều kiện làm việc, trả lương.
Do các dự án đường sắt Trung Quốc thực hiện, Myanmar có thể phải đối mặt với các đe dọa mất chủ quyền và sự tan rã. Hiện tại số dân Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp đến Myanmar nằm trong khoảng 2 đến 5 triệu, chủ yếu tập trung ở Mandalay và Yangon. Thậm chí Yangon còn xuất hiện cả ăn mày Trung Quốc không biết tiếng Myanmar.
Trên thực tế số người Trung Quốc lao động tại các doanh nghiệp nước này đầu tư ở Myanmar đang tăng lên. Không có điều tra và bắt giữ những người Trung Quốc nhập cư, cư trú bất hợp pháp tại Myanmar và họ rất dễ dàng để có được chứng minh thư tại Myanmar.
Tờ báo kết luận, bất chấp các nỗ lực của Trung Quốc thúc đẩy dự án xây dựng tuyến đường sắt Kyaukphyu - Côn Minh, chính phủ Myanmar không thể cho phép các dự án này diễn ra. Nếu Myanmar tiếp tục thực hiện các dự án này, họ sẽ phải đánh đổi chủ quyền lấy sự phát triển.