Vấn nạn ùn tắc giao thông vẫn đang từng ngày, từng giờ là nỗi ám ảnh với những người dân khi di chuyển trên các tuyến đường ở các đô thị lớn vào giờ cao điểm. Để hạn chế, tiến tới giải quyết triệt để vấn đề này, ngoài những "kế sách" về mặt tổng thể, mang tính dài hơi thì đã có không ít những đề xuất, sáng kiến cấm đối với các phương tiện đã được đưa ra nhưng đều không thành hiện thực.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet) |
Để độc giả có cái nhìn toàn diện, chúng tôi xin được điểm lại những đề xuất, sáng kiến cấm không thành hiện thực này:
Biển số chẵn đi ngày chẵn, biển số lẻ đi ngày lẻ
Nhằm giảm ùn tắc giao thông Thủ đô, vào năm 2003, Sở Giao thông Công chính Hà Nội lúc bấy giờ (nay là Sở GTVT Hà Nội) đã đưa phương án hạn chế phương tiện cá nhân bằng quy định xe máy đi vào ngày chẵn lẻ theo số cuối của biển số. Riêng thứ bảy, Chủ nhật lưu thông bình thường. Tuy nhiên, đề xuất này chưa đến tay lãnh đạo TP thì đã bị chết yểu do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tiếp đó, tại cuộc họp bàn về các phương án chống lãng phí, tiết kiệm tại UBND thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 4/2011, ông Trần Quang Phượng - Giám đốc Sở GTVT TP cho biết, sẽ đề xuất với UBND TP xây dựng quy định hạn chế xe cá nhân vào khu vực này bằng phương án cho phép lưu thông theo biển số như phương án xe máy trên của Hà Nội. Những xe có biển số chẵn sẽ được vào trung tâm thành phố các ngày 2-4-6 và xe số lẻ được phép lưu thông vào thứ 3-5-7. Những xe biển số lẻ có thể xác định theo số cuối của biển số là 1, 3, 5, 7, 9 và ngược lại những xe có số cuối cùng 0, 2, 4, 6, 8 là số chẵn. Riêng ngày Chủ nhật, tất cả các phương tiện đều được phép vào khu vực trung tâm. Sau đó, bên lề Hội nghị quốc tế chiến lược bảo đảm trật tự ATGT đường bộ quốc gia được tổ chức vào ngày 15/4/2011 tại Hà Nội, Bộ trưởng GTVT lúc bấy giờ là ông Hồ Nghĩa Dũng cho biết, ủng hộ đề xuất của TPHCM ô tô đi theo ngày chẵn, lẻ nhưng cũng cho rằng rất khó áp dụng. Tiếp đó, một lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng cho rằng, sẽ thực hiện ôtô đi ngày chẵn lẻ nếu Tp Hồ Chí Minh thành công. Tuy nhiên, sau đó đã có rất nhiều những ý kiến băn khoăn về đề xuất này và cho tới nay, nó vẫn không thực hiện được.Cấm xe biển ngoại tỉnh vào thành phố
Nhằm hạn chế phương tiện cá nhân trong nội đô vào tháng 2/2004, Sở Giao thông công chính (nay là Sở GTVT Hà Nội) đã đưa ra đề xuất cấm các phương tiện xe máy mang biển "tỉnh lẻ" đi vào thủ đô. Đến năm 2007, trong cuộc họp với các lãnh đạo, chuyên gia của Hà Nội và TP HCM, Cục Đường bộ VN cũng đã đề xuất áp dụng các biện pháp như: cấm xe ngoại tỉnh vào thành phố, chủ xe sẽ phải để phương tiện cá nhân tại đường vành đai và đi xe buýt vào nội đô... Tiếp đến, tại hội nghị chuyên đề Nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt do Thường trực Hội đồng Nhân dân TP. HCM tổ chức sáng 24/3/2009, nhiều ý kiến đã đề xuất phương án cấm các xe biển số ngoại tỉnh đi vào thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trước đề xuất này đã có rất nhiều các ý kiến phản đối kể cả của Bộ trưởng Bộ GTVT lúc nhiệm kỳ trước là ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch UBND thành phố HCM Lê Hoàng Quân... nên đề xuất này đã không được thực hiện.Cấm xe máy hoạt động trong một số giờ cao điểm trên những đoạn đường hay xảy ra ùn tắc…
Cùng với đề xuất biển số chẵn, lẻ như ở trên, vào năm 2004, Sở GTCC Hà Nội lúc bấy giờ cũng đã đưa ra đề xuất: Cấm xe máy đi trên một số tuyến đường, khu vực; cá nhân khi đăng ký xe máy phải có giấy phép lái xe; cấm xe máy hoạt động trong một số giờ cao điểm trên những đoạn đường hay xảy ra ùn tắc… Tuy nhiên, đề xuất này đã nhanh chóng thất bại do không phù hợp với thực tế và nhiều nguyên nhân khác.
Nhằm hạn chế phương tiện cá nhân trong nội đô vào tháng 2/2004, Sở Giao thông công chính (nay là Sở GTVT Hà Nội) đã đưa ra đề xuất cấm các phương tiện xe máy mang biển "tỉnh lẻ" đi vào thủ đô. Đến năm 2007, trong cuộc họp với các lãnh đạo, chuyên gia của Hà Nội và TP HCM, Cục Đường bộ VN cũng đã đề xuất áp dụng các biện pháp như: cấm xe ngoại tỉnh vào thành phố, chủ xe sẽ phải để phương tiện cá nhân tại đường vành đai và đi xe buýt vào nội đô... Tiếp đến, tại hội nghị chuyên đề Nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt do Thường trực Hội đồng Nhân dân TP. HCM tổ chức sáng 24/3/2009, nhiều ý kiến đã đề xuất phương án cấm các xe biển số ngoại tỉnh đi vào thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trước đề xuất này đã có rất nhiều các ý kiến phản đối kể cả của Bộ trưởng Bộ GTVT lúc nhiệm kỳ trước là ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch UBND thành phố HCM Lê Hoàng Quân... nên đề xuất này đã không được thực hiện.Cấm xe máy hoạt động trong một số giờ cao điểm trên những đoạn đường hay xảy ra ùn tắc…
Cùng với đề xuất biển số chẵn, lẻ như ở trên, vào năm 2004, Sở GTCC Hà Nội lúc bấy giờ cũng đã đưa ra đề xuất: Cấm xe máy đi trên một số tuyến đường, khu vực; cá nhân khi đăng ký xe máy phải có giấy phép lái xe; cấm xe máy hoạt động trong một số giờ cao điểm trên những đoạn đường hay xảy ra ùn tắc… Tuy nhiên, đề xuất này đã nhanh chóng thất bại do không phù hợp với thực tế và nhiều nguyên nhân khác.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet) |
Cấm ôtô đi vào trung tâm thành phố trong giờ cao điểm Mới đây nhất, ông Mai Trọng Tuấn (một cựu phi công, đang sống tại TP HCM) đã gửi đề xuất nhằm góp phần giảm ùn tắc giao thông lên Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải và lãnh đạo Hà Nội, TP HCM với nội dung chính “để không có xe cá nhân (xe hơi và xe máy) lưu thông trong khu vực trung tâm thành phố”. Bước đi đầu tiên nhằm cụ thể hóa phương án trên ông Tuấn đưa ra giải pháp 5x5. Cụ thể, thực hiện 5 giờ trong một ngày (sáng, chiều) và 5 ngày một tuần (thứ hai đến thứ sáu) không có xe hơi cá nhân lưu thông trong khu vực trung tâm thành phố. Tuy đang trong quá trình xem xét nhưng theo ý kiến của nhiều chuyên gia, thậm chí một số nhà quản lý, đông đảo người dân đánh giá thì đề xuất này không mang tính khả thi cao do có quá nhiều điểm còn bất cập, hạn chế, thiếu sự công bằng, có thể gây ra những hệ lụy về mặt kinh tế - xã hội...
Thành Chung (tổng hợp)