Dù đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng ý cho đầu tư xây dựng công trình, Thủ tướng Chính phủ cũng đã các có quyết định về việc ban hành quy chế Quản lý rừng, các chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020…
Và được các đơn vị chủ quản luôn là người “tiếp tay”, khuyến khích cho dự án sớm hoàn thiện và đi vào sử dụng nhưng chủ đầu tư dự án Lemon Bavi Resort & Spa là Công ty TNHH phát triển công nghệ (CFTD) vẫn liên tục bị các ngành chức năng “sờ gáy”.
Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển sinh thái rừng đặc dụng
Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển sinh thái rừng đặc dụng là nội dung quan trọng đã được nêu rõ tại Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020.
Theo đó, tại Khoản 1, Điều 10 có nêu: “Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng”.
Lemon Bavi Resort & Spa đã có đầy đủ các cơ sở pháp lý để đầu tư xây dựng (Ảnh: TL) |
Trước đó, theo quy định tại Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 có nêu:
“Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường”.
Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng cũng nêu: “Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho bảo vệ rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái”.
Để đảm bảo tính đồng bộ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sau đó cũng đã ban hành Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
Thêm hàng loạt công trình sai phép, lãnh đạo huyện Ba Vì không thể vô can(GDVN) - Mặc dù chưa được cấp phép xây dựng nhưng các khu nghỉ dưỡng cao cấp Điền Viên Thôn nằm dưới chân núi Vườn quốc gia Ba Vì vẫn ngang nhiên tồn tại. |
Theo đó, tại Khoản 2, Điều 8 có nêu: “Ban quản lý khu rừng đặc dụng tự tổ chức hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí”.
Những các căn cứ trên, có thể khẳng định Vườn quốc gia Ba Vì thuộc loại rừng đặc dụng và nằm trong nhóm được phép đầu tư du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.
Việc Công ty CFTD liên doanh, liên kết đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì là hoàn toàn có căn cứ pháp lý và phù hợp với cơ chế, chính sách cũng như quy định pháp luật Việt Nam.
Có đầy đủ các cơ sở pháp lý để đầu tư xây dựng
Việc đầu tư xây khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tại các khu rừng đặc dụng theo chủ trương của Đảng, Nhà nước như hiện nay không những góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch khang trang, tạo môi trường sinh thái thân thiện, mà còn thu hút được lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.
Và căn cứ văn bản số 1847/BNN-KL ngày 01/7/2008 về việc liên doanh, liên kết đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì, ngày 22/8/2008, Vườn quốc gia Ba Vì đã ký hợp đồng liên kết kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với Công ty TNHH phát triển Công Nghệ CFTD trên tổng diện tích 60,14ha tại khu vực cốt 400m, 600m, 700m, 800m.
Đình chỉ khu nghỉ dưỡng xây trái phép của doanh nghiệp tại vườn Quốc gia Ba Vì(GDVN) - Liên quan đến việc xây trái phép khu nghỉ dưỡng tại vườn Quốc gia Ba Vì. Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chỉ đạo đình chỉ đối với dự án trên... |
Toàn bộ diện tích dự án nằm trong phân khu hành chính dịch vụ I của Vườn quốc gia Ba Vì. Vấn đề này cũng được nêu rõ tại quy hoạch phân khu 1/2000 của Thủ tướng Chính phủ.
Cũng sau khi quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Ba Vì giai đoạn 2010 – 2015, định hướng phát triển đến năm 2020 được Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn phê duyệt, ngày 6/5/2010, Công ty CFTD đã có công văn số 281/CV-CFTD-DABV, công văn số 223/CV-CFTD-DABV ngày 15/12/2010 và công văn số 229/CV-CFTD-DABV ngày 29/12/2010 đề nghị được gia cố, tôn tạo, sửa chữa 13 công trình (nhà gỗ lắp ghép) trên cơ sở các công trình phế tích cũ của Pháp để làm chỗ ở cho nhân viên, chuyên gia phát triển dự án.
Quy hoạch chi tiết mặt bằng tổng thể phân khu hành chính dịch vụ I – Vườn quốc gia Ba Vì sau đó cũng được Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 1254/QĐ-BNN-TCLN, ngày 06/06/2014, theo hướng chỉ đạo Công ty CFTD lập dự án đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án.
Đến ngày 25/6/2015, Bộ Tài nguyên môi trường đã có Quyết định số 1641/QĐ-BTNMT về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động tài nguyên môi trường, Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Hà Nội cũng có văn bản chấp thuận giải pháp phòng cháy chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án.
Để đảm bảo cho dự án được triển khai, hoàn thiện đúng tiến độ, ngày 26/6/2015, Vườn quốc gia đã có tờ trình gửi Tổng cục Lâm nghiệp xin triển khai dự án.
Trong khi chờ ý kiến Tổng cục, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, công ty CFTD có văn bản đề nghị được cải tạo, sửa chữa các công trình trên để phù hợp với công năng theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt.
Đề xuất này sau đó đã được Vườn quốc gia Ba Vì chấp thuận dựa trên nền tảng cho cải tạo sửa chữa từ 13 công trình phế tích cũ.
Như vậy, Lemon Bavi Resort & Spa đã có đầy đủ các cơ sở pháp lý để đầu tư xây dựng, việc nói dự án hoàn thiện khi chưa được sự đồng ý của các đơn vị chủ quản là không có căn cứ pháp lý. Mặt khác, việc cải tạo, sửa chữa 13 công trình phế tích cũ của Vườn quốc gia là do nhu cầu bức bách về nhà ở của các cán bộ, công nhân viên.
Bởi xét theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng, tại Điểm c Khoản 1 Điều 14 có nêu: “Phân khu dịch vụ - hành chính là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của ban quản lý, các cơ sở nghiên cứu – thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí”.
Rõ ràng, việc đầu tư xây dựng dự án Lemon Bavi Resort & Spa cho thấy đã phù hợp với các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc để các công trình làm nhà ở khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt là trách nhiệm của cả hai phía, trong đó có cả trách nhiệm của nhà quản lý.
Bởi theo Nghị định 180/NĐ-CP của Chính phủ thì dự án phải được đình chỉ xây dựng để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Đây là vấn đề thiết thực, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm xem xét, phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh và quyền lợi cho phía nhà đầu tư.