Lớp quá tải, đa số sinh viên ở Đức phải ngồi đất nghe giảng

19/05/2011 15:00
(GDVN) - Các trường đại học ở Đức đang phải đối phó với tình trạng thiếu lớp học và giảng viên do số lượng sinh viên tăng đột biến trong những năm vừa qua.

(GDVN) - Là một quốc gia có hệ thống giáo dục đại học hàng đầu thế giới, nhưng các trường đại học ở Đức đang phải đối phó với tình trạng thiếu lớp học và giảng viên do số lượng sinh viên tăng đột biến trong những năm vừa qua.

Một buổi thuyết giảng về Di cư và Giáo dục của giáo sư Merle Hummrich tại trường đại học Johann Wolfgang Goethe, Frankfurt (Đức), dự kiến dành cho 50 sinh viên tham dự. Tuy nhiên, thực tế hơn 400 sinh viên đã tham dự buổi thuyết giảng này và tất nhiên phần lớn sinh viên phải ngồi xuống sàn vì không đủ ghế ngồi.

Đây chỉ là một ví dụ điển hình cho tình trạng quá tải tại các trường đại học ở Đức. Theo cơ quan thống kê của Đức, khoảng 200.000 sinh viên mới đã gia nhập hệ thống giáo dục đại học của nước này trong 3 năm vừa qua, tăng 10%. Dự kiến, số sinh viên sẽ tăng thêm 300.000 người vào năm 2020.

trường đại học Johann Wolfgang Goethe đang trong tình trạng quá tải
Trường đại học Johann Wolfgang Goethe đang trong tình trạng quá tải
Số lượng sinh viên gia tăng đột biết trong 3 năm vừa qua được cho là do những chính sách cải cách giáo dục mà thủ tướng Đức Angela Merkel đưa ra vào năm 2008. Những chính sách này bao gồm: khuyến khích giáo dục đại học, xóa bỏ nghĩa vụ quân sự bắt buộc, rút ngắn 1 năm học ở bậc phổ thông.

Tuy nhiên, những chính sách cải cách của thủ tướng Angela Merkel đã không đi đôi với đầu tư tài chính để mở rộng cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên tại các trường đại học. Điều này đã khiến các trường đại học ở Đức lâm vào tình trạng quá tải.

Tiến sĩ Matthias Jaroch, phát ngôn viên của Hiệp hội giảng viên và giáo sư của Đức, cho biết: “Chúng tôi đang phải làm việc với tỷ lệ 60 sinh viên/giáo sư. Hệ thống giáo dục như thế này hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Để đối phó với tình trạng quá đông sinh viên, một số trường đại học đã cố gắng thuê thêm giảng viên và mở rộng các giảng đường, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Về lâu dài, chính phủ Đức cần đầu tư tài chính để nâng cấp hệ thống đại học nhằm đáp ứng nhu số lượng sinh viên ngày càng tăng trong nhưng năm tới.

Hà Anh (NY Times)