Ở đâu có người Ireland, ở đó có Gaelic Football

10/08/2012 16:08
D.L (Tổng hợp)
(GDVN) - Bóng đá Ireland (Gaelic football) là môn thể thao quốc gia của Ireland. Gaelic Football là tập hợp kỹ thuật của các môn bóng khác như bóng đá thông thường, bóng chuyền, bóng bầu dục, bóng rổ.
Bóng đá Ireland (Gaelic football) là môn thể thao quốc gia của Ireland. Môn thể thao này đã xuất hiện ở Ireland từ rất lâu. Những tài liệu đầu tiên về luật chơi Gaelic Football từ năm 1887. Tuy nhiên môn bóng đá tổng hợp có tên gọi là caid, tiền thân của mộ Gaelic Football ngày nay được chơi ở Ireland lần đầu tiên vào năm 1308. Điều thú vị là môn Gaelic Football là tập hợp kỹ thuật của các môn bóng khác như bóng đá thông thường, bóng chuyền, bóng bầu dục, bóng rổ. Quả bóng của môn này bằng da, có hình cầu. Các cầu thủ Gaelic thực hiện các động tác kết hợp giữa đá bóng, đập bóng, chuyền tay, đá bóng nẩy lên và tự bắt bằng tay khi di chuyển vv...
Quả bóng Gaelic được làm bằng da.
Quả bóng Gaelic được làm bằng da.
Giải đấu lớn nhất là giải Gaelic toàn Ireland. Các đội tuyển từ tất cả các hạt thi đấu tranh tài, ngoài ra còn có các đội tuyển từ Vương quốc Anh và New York. Các trận cầu Gaelic luôn thu hút được sự quan tâm lớn của người dân Ireland. Và các trận chung kết toàn Ireland luôn là những trận đấu lớn được mong đợi nhất lại Ireland và là ngày hội của nước này. Năm 2004, sân vận động Croke Park với 84.000 chỗ ngồi không còn một chỗ trống trong trận chung kết.
Trận chung kết Gaelic toàn Ireland năm 2004 tại sân Croke Park, Dublin. Sân Croke được xây dựng đầu tiên từ năm 1884, là trụ sở của Hiệp hội các vận động viên Gaelic Football.
Trận chung kết Gaelic toàn Ireland năm 2004 tại sân Croke Park, Dublin. Sân Croke được xây dựng đầu tiên từ năm 1884, là trụ sở của Hiệp hội các vận động viên Gaelic Football.
>>XEM THÊM CHÙM ẢNH CỦA CLB BÓNG ĐÁ VIETCELTS
Tuy nhiên ở tất cả các thành phố trên thế giới, ở đâu có người Ireland, ở đó bóng đá Gaelic được chơi và các cầu thủ tham gia không phân biệt quốc tịch. Ở Việt Nam, câu lạc bộ bóng đá Gaelic được thành lập năm 2007, có tên gọi VietCelts, do những người Ireland làm việc và sinh sống tại Việt Nam tập hợp nhau lại. Thành viên của VietCelts có nhiều quốc tịch khác nhau và nhiều bạn trẻ người Việt Nam tham gia câu lạc bộ từ những ngày đầu. Số lượng các thành viên tăng liên tục kể từ ngày đầu thành lập. Hiện có đội VietCelts nam và đội nữ có tên gọi là DuraCelts.
Đội DuraCelts tại giải Gaelic châu Á được tổ chức ở Hồng Kông, 23-26/9/2010.
Đội DuraCelts tại giải Gaelic châu Á được tổ chức ở Hồng Kông, 23-26/9/2010.

Ngay sau khi thành lập, các thành viên VietCelts đã tổ chức tập huấn để tham gia giải Gaelic Châu Á tổ chức tại Singapore vào tháng 7/2007, dưới sự chỉ đạo của huấn luyện viên trưởng là một người Ireland sinh sống tại Việt Nam, Colm Ross. Ngay năm sau vào tháng 6/2008, với nỗ lực của các thành viên VietCelts, giải bóng đá Gaelic Đông Nam Á được tổ chức tại sân vận động của trường quốc tế UNIS tại Hà Nội vào ngày 28/6/2008. Các đội tham dự giải tới từ Singapore, Malaysia và Việt Nam. Kể từ đó năm nào đội VietCelts luôn có mặt tại giải Gaelic châu Á: 2008: Giải Penang Malaysia 2009: Giải Kualar Lumpur, và giải Hà Nội mở rộng, giải Bangkok 2010: Giải Hồng Kông 2011: Giải Sài Gòn 2012: Suwon, Hàn Quốc
Đội VietCelts tại giải Gaelic châu Á được tổ chức ở Suwon, Hàn Quốc, 15-16/10/2011
Đội VietCelts tại giải Gaelic châu Á được tổ chức ở Suwon, Hàn Quốc, 15-16/10/2011
Gaelic football dường như có sự thu hút kỳ lạ. Các bạn trẻ tự tìm đến với môn thể thao có tính cạnh tranh cao này. Kể từ năm 2010, hàng năm giải Gaelic các trường phổ thông tại Hà Nội được tổ chức với sự tham dự của các trường Việt-Úc Hà Nội, Hà Nội Academy, và trường Quốc tế Hà Nội.
Đội tuyển trường Việt Úc Hà Nội, vô địch năm 2012.
Đội tuyển trường Việt Úc Hà Nội, vô địch năm 2012.

Xem video về giải Gaelic Football các trường phổ thông tại Hà Nội

Các bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về môn thể thao này, xem lịch tập luyện, lịch thi đấu và các giải Gaelic, xin vào trang web của VietCelts (www.vietcelts.com) hoặc liên hệ với thường trực câu lạc bộ VietCelts (http://www.vietcelts.com/contact.php) Dưới đây là một số thông tin cơ bản về Gaelic Football dành cho các bạn muốn tìm hiểu về môn thể thao này. Bóng đá Gaelic là một cách chơi bóng bằng cả tay và chân, dùng một quả bóng giống quả bóng đá thông thường, nhưng bé hơn. Được bắt nguồn từ Ireland, hiện nay được chơi rộng rãi trên toàn cầu. Mỗi đội chơi có 15 cầu thủ, nhưng cũng có thể chơi với 7 cầu thủ mỗi bên ở các sân nhỏ, tạo ra một cách chơi nhanh và hồi hộp. Bóng đá Gaelic có thể coi là một môn thể thao được kết hợp giữa bóng đá và bóng bầu dục. Nó là một trò chơi đã phát triển thành một môn thể thao riêng biệt tương tự sự phát triển của môn Australian Rules (bóng đá Úc). Bóng đá Úc cũng được phát triển từ bóng đá Gaelic từ hàng nghìn những người di cư sang Úc từ giữa thế kỉ XIX. Bóng đá Gaelic được chơi trên một sân cỏ có chiều dài 137m và rộng 82m. Cầu môn trên sân bóng Gaelic giống hình dạng của cầu môn bóng bầu dục, xà ngang lại thấp hơn của bầu dục nhưng cao hơn bóng đá.
Cầu môn kết hợp giữa bóng bầu dục và bóng đá thông thường
Cầu môn kết hợp giữa bóng bầu dục và bóng đá thông thường
Quả bóng tròn được dùng trong bóng đá Gaelic có kích thước nhỏ hơn quả bóng đá thường một chút. Người cầm bóng có thể đi 4 bước trước khi quả bóng được đá hoặc chuyền bằng tay, bằng cách đập bóng bằng lòng bàn tay hoặc nắm đấm. Sau mỗi 4 bước thì quả bóng phải được đập xuống đất hoặc người chơi phải thực hiện một chuỗi động tác gọi là "solo", thả bóng xuống chân và đá lại về tay người cầm bóng. Người chơi không thể đập bóng xuống đất 2 lần liên tiếp.
Để ghi bàn, người chơi phải đưa bóng qua phía trên xà ngang bằng tay hoặc chân / đấm bóng qua xà ngang thì được 1 điểm, đưa bóng vào lưới ở dưới bằng tay hoặc chân cũng được 1 điểm / nếu đấm bóng bằng cách nào đó hoặc trong một trường hợp đặc biệt thì sẽ được 3 điểm. Với trận đấu 15 cầu thủ, đội hình bao gồm: 1 thủ môn, 3 hậu vệ, 3 trung vệ, 2 tiền vệ, 3 tiền vệ tấn công và 3 tiền đạo. Một số điều luật của môn bóng trên sân là như sau: Một trận đấu được diễn ra trong 2 hiệp 30 phút hoặc 35 phút. Đồng phục của thủ môn không được giống đồng phục của bất kì cầu thủ nào trên sân. Trọng tài thường mặc quần áo màu đen. Thủ môn trong hình chữ nhật của mình thì sẽ không bị các cầu thủ khác phạm lỗi về thân thể nhưng các cầu thủ đó có thể ngăn chặn các đường chuyền từ phía thủ môn. Mỗi đội được thay người 5 lần một trận. Về phía trọng tài, gồm có 1 trọng tài trên sân, 2 trọng tài biên và 4 trọng tài ở phía cầu môn (để quan sát về việc ghi bàn, hỗ trợ các trọng tài khác trên sân) Khi có bàn thắng, sẽ có một lá cờ màu xanh lá cây được đưa lên phía bên trái của cầu môn. Còn khi được ghi điểm thì sẽ có lá cờ màu trắng được đưa lên phía bên phải cầu môn.
Điểm nóng

Trường đại học bán... đồ nhậu ngay trong ký túc xá!

Hội cựu sinh viên Việt Nam du học tại Ireland
"Tranh tài" vẻ đẹp ghềnh đá đĩa ở Ireland và Việt Nam Vài nét về Cộng hòa Ireland (P2).
DHS Việt thưởng ngoạn Lễ hội pháo hoa Hanabi tại Nhật Ghé thăm trường ĐH Kỹ thuật lâu đời nhất nước Ý
D.L (Tổng hợp)