Mới đây, tại Bali, Indonensia, lãnh đạo 2 hai nước Mỹ và Indonesia đã ra tuyên bố chung, khẳng định kế hoạch nâng cấp và chuyển giao 24 chiến đấu cơ F-16 C/D Block 25. Tổng giá trị của bản hợp đồng lên tới 750 triệu đôla.
Theo nguồn thông tin từ Nhà Trắng, việc bổ sung 24 chiến đấu cơ F-16 C/D Block 25 cho Indonesia giúp cho phép quốc gia này tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ trên không mà không ảnh hưởng nhiều đến ngân sách quốc phòng.
Trước F-16 của Hoa Kỳ, Indonesia cũng đã mua của Nga các máy bay tiêm kích nhãn hiệu Su. Trong khuôn khổ hợp đồng ký vào tháng 9/2003, Không quân Indonesia đã nhận 2 máy bay tiêm kích Su-30MK và 2 Su-30MK2.
Năm 2007, Không quân nước này mua thêm 6 chiếc Su (3 Su-27SKM và 3 Su-30MK2) trị giá 300 triệu USD. Năm 2010. Nước này tiếp tục đặt mua thêm 6 máy bay chiến đấu Sukhoi do Nga sản xuất.
Trước đây, Indonensia đã tổ chức nhiều vụ thầu cung cấp máy bay chiến đấu và vận tải. Cụ thể, không quân nước này có kế hoạch sở hữu 60 máy bay tiêm kích F-16, 24 Su-30KI và một vài BAE Hawk.
Tuy nhiên, vào năm 1999, cuộc đàn áp do các toán dân quân thân Jakarta với sự hỗ trợ của quân đội Indonesia làm 1.400 người chết, và phá hủy gần 80% hạ tầng cơ sở của Đông Timor đã khiến cho những kế hoạch này bị tan vỡ.
Mỹ và nhiều nước châu Âu đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao, kinh tế, quân sự và áp đặt lệnh cấm vận đối với nước này. Lệnh cấm vận đã làm hạn chế khả năng mua sắm các trang thiết bị quân sự và thiết bị ở thị trường bên ngoài của Indonesia.
Chính vì vậy, không quân Indonesia lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Năm 2005, khi Chính phủ Indonesia và lãnh đạo nhóm nổi dậy “Acher tự do” ký thảo hiệp hoà bình, Mỹ đã bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho nước này.
Nhờ vậy, Không quân Indonesia có những bước tiến mạnh mẽ và vững chắc. Nhiều bản hợp đồng quân sự với nước ngoài đã được thực hiện. Indonesia đã tăng cường sức mạnh cho Không quân nước này thông qua các bản hợp đồng cung cấp các chiến đấu cơ, các máy bay trực thăng hạng nặng từ các cường quốc trên thế giới trong đó có Sukhoi của Nga và hiện tại là Fighting Falcon của Mỹ.
F-16 Fighting Falcon |
Được biết, trước khi quyết định mua lại F-16 C/D Block 25 Fighting Falcon , Indonesia đã tính đến chuyện mua mới máy bay chiến đấu Su của Nga, JF-17 mới giá rẻ của Pakistan và Trung Quốc hoặc ngay cả Tejas của Ấn Độ.
Ngoài ra, Golden Eagle T-50 của Hàn Quốc cũng được coi như là một lựa chọn của Không quân nước này. Tuy nhiên, cuối cùng thì lãnh đạo Indonessia đã quyết định mua chiến đấu cơ F-16C/D Block-25 Fighting Falcon đã qua sử dụng của Không quân Hoa Kỳ.
Các máy bay F-16C/D Block-25 sẽ đảm nhiệm chức năng của các đơn vị F-16 Block-15 và F-5 cũ vốn hoạt động kém hiệu quả và chi phí bảo trì lớn. Trong quá trình khôi phục và nâng cấp các máy bay F-16, phía Indonesia yêu cầu chiến đấu cơ Fighting Falcon phải được lắp đặt giá treo vũ khí LAU-129A/A, hệ thống hỗ trợ quan sát ALR-69, radar ARC-164/186, thiết bị điều khiển hỏa lực EEFC…
Trong các thiết bị điện tử trên khoang, F-16 của Indonesia sẽ được lắp đặt thiết bị tự vệ ALE-47 và hệ thống đối kháng điện tử ALQ-213.
Toàn bộ chiến đấu cơ F-16 chuyển giao cho Indonesia được lấy từ “Nghĩa địa máy bay” của không quân Mỹ, còn việc khôi phục và nâng cấp sẽ được thực hiện cơ căn cứ không quân Hill, bang Utah và tại cơ sở của hãng Pratt & Whitney.
Như vậy, với việc mua các máy bay tiêm kích F-16C/D Block-25 Fighting Falcon, Không quân Indonesia đã có trong tay những chiến đấu cơ thuộc loại khủng nhất thế giới.