Theo tờ báo này, quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc đạt đến giới hạn sự phát triển của nó, trong khi mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác, đặc biệt là Nga, đang có một động lực mạnh mẽ.
Tại Hội nghị thượng đỉnh APEC, Mỹ và Trung Quốc đồng ý về một thỏa thuận khí hậu mới, trong đó nhất trí cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide - động thái được đảng Dân chủ và truyền thông tuyên bố là bước chiến thắng trong quan hệ Mỹ-Trung.
Từ trái sang phải: Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Barack Obama. |
Nhưng Fiscal Times tin rằng thỏa thuận này thực chất chỉ là "hành động từ thiện" của Bắc Kinh để nhà lãnh đạo Mỹ không ra về trắng tay.
Ngoài ra, Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý tránh đối đầu quân sự và giảm thuế đối với một số mặt hàng công nghệ cao. Nhưng theo Fiscal Times, tất cả những tín hiệu tốt đẹp này đến được nhờ công của Lầu Năm Góc và Bộ Thương mại Mỹ.
So với các thỏa thuận Nga-Trung Quốc đạt được tại APEC, thì thành tựu của ông Obama là rất nhỏ, Fiscal Times nhận định.
Đặc biệt tờ báo nhắc nhở, Moscow và Bắc Kinh đã công bố một thỏa thuận khí thứ hai, trong đó cho phép Nga vào năm 2020 sẽ cung cấp cho Trung Quốc nhiều khí đốt hơn so với châu Âu. Điều này sẽ giúp Moscow trở thành một đối thủ cạnh tranh nghiêm trọng đến nguồn cung cấp từ Mỹ đến khu vực.
Trung Quốc đã công bố một dự án quy mô lớn thành lập "con đường tơ lụa". Ngoài ra sau G20, Bắc Kinh tiếp tục thực hiện một kế hoạch cho việc thành lập Ngân hàng Phát triển mới.
Những công bố trên cho thấy thêm rằng Mỹ không đóng góp nhiều vào sự gia tăng của phương Đông nếu chỉ cách áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga và Trung Quốc, đồng thời từ chối xem xét yêu cầu thiết lập "mô hình mới của mối quan hệ giữa các cường quốc."/.