Trong những năm qua, nhất là từ năm 2012 đến nay, tmh Quảng Ninh đã "đi trước, đón đầu" trong khai thác cơ hội số, triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, ở tất cả các lĩnh vực và xác định lấy hiện đại hóa nền hành chính làm nhiệm vụ trọng tâm, đột phá.
Thực hiện Quyết định số 2222/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh tại văn bản số 6349/UBND-VX2 ngày 12/12/2022 về việc báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã xây dựng và ban hành kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp của địa phương.
Hội thảo chuyển đổi số tại Trường Cao đẳng Việt - Hàn Quảng Ninh (Ảnh: CTV) |
Cụ thể, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Quảng Ninh đặt ra mục tiêu chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên môi trường số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá.
Đồng thời, giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và mở rộng phương thức cũng như cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề.
Tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Sở Lao động.
Thực hiện mục tiêu trên, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã triển khai quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các nội dung về chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp tới toàn thể cán bộ, nhà giáo và học sinh sinh viên của đơn vị.
Rà soát, đánh giá thực trạng chuyển đổi số trong quản lý, quản trị, hoạt động đào tạo nghề nghiệp so với các chỉ tiêu cơ bản của Quyết định số 2222/QĐTTg để xây dựng phương án và lộ trình phát triển hạ tầng, nền tảng, thiết bị và học liệu số.
Phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ giáo dục nghề nghiệp, đổi mới phương pháp dạy và học; phát triển chương trình, nội dung đào tạo phù hợp.
Xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 gắn với nhiệm vụ, chương trình chuyển đổi số của tỉnh và cơ quan chủ quản.
Đồng thời, chủ động huy động nguồn kinh phí xã hội hóa, nguồn hỗ trợ từ ngân sách và các nguồn khác để thực hiện các nhiệm vụ của chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và đào tạo (Ảnh: Phạm Linh) |
Ngoài ra, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã quán triệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và người học nghề về mục tiêu và nội dung của Quyết định số 2222/QĐ-TTg, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và quy mô quản lý của từng trường.
Theo đó, năm 2022, công tác chỉ đạo, điều hành: Bám sát các nội dung công việc đề ra tại Kế hoạch chuyển đổi số của Tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các nội dung về chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp tới toàn thể cán bộ, nhà giáo và học sinh sinh viên của đơn vị.
Về năng lực số của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đa số cán bộ, nhà giáo đã được tiếp cận với việc chuyển đổi số trong quản lý, hoạt động dạy và học.
Tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo đã hướng tới việc tích hợp năng lực số, có nội dung đào tạo phù hợp với phương thức chuyển đổi số (các chương trình đào tạo nghề trọng điểm).
Bên cạnh đó, đa số các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã xây dựng thư viện điện tử trong nhà trường thuận lợi cho học sinh, sinh viên tra cứu văn bằng, chứng chỉ.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ứng dụng phần mềm trong quản lý sát hạch lái xe (Ảnh: Phạm Linh) |
Triển khai sử dụng phần mềm quản lý cho các phòng chức năng để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn như phần mềm đào tạo; tài chính; sát hạch lái xe... và một số phần mềm ứng dụng để dạy chuyên ngành cho học sinh, sinh viên.
Thực tế, hiện nay các báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện trên môi trường số và kết nối. Cơ bản các bài dạy được giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.