Đột nhập cơ sở chăn nuôi và chế biến nhung hươu ở Nga

22/07/2011 00:12
(GDVN) - Không giống như chăn nuôi các giống hươu khác, hươu đỏ cần có môi trường sống hoang dã, khu vực sống rộng lớn và không bị nuôi nhốt.

(GDVN) - Không giống như chăn nuôi các giống hươu khác, hươu đỏ cần có môi trường sống hoang dã, khu vực sống rộng lớn và không bị nuôi nhốt.

Hươu đỏ được 6 tuổi là bắt đầu có thể thu hoạch nhung. Thời kỳ thu hoạch lý tưởng nhất là vào tháng 7. Thời điểm này, nhung hươu đã phát triển đến kích thước lý tưởng, nhưng sừng thì chưa có. Tuy nhiên, những người chăn nuôi hươu đỏ có thể rạch một đường nhỏ trên nhung chiết xuất một chất nội tiết gọi là "lộc nhung tinh" Pantocrin và dùng trực tiếp. 

Nhung hươu (hay lộc nhung - Cornu cervi parvum) là sừng non mới mọc của hươu đực, mặt ngoài phủ đầy lông tơ màu nâu nhạt và mịn như nhung, trong có nhiều mạch máu rất mọng.

Nếu nhung mới nhú lên 2 đoạn ngắn, chưa phân nhánh thì gọi là nhung huyết, được xem là quí nhất. Sau khi mọc được khoảng 60-65 ngày thì nhú ra một đầu nhánh nên bên ngắn bên dài, gọi là nhung yên ngựa.

Nguyên tắc chế biến nhung là làm khô nhung mà không bị nứt, không chảy mất máu, không cháy, không thối. Thường việc sơ chế lộc đòi hỏi 2-3 ngày. Một cặp lộc nặng trung bình 800g, khi khô chỉ còn khoảng 250g. Trước khi sơ chế, người ta phải bỏ hết lông bằng cách nung một dùi sắt đỏ lăn xung quanh để lông cháy hết.

Theo Y học cổ truyền phương Đông và Y học hiện đại cho rằng: nhung hươu có tác dụng bổ dương, ích khí, bổ thận, ích huyết, bổ tuỷ, làm mạnh gân, xương; điều hoà kinh mạch.

alt
 Lộc nhung tinh" Pantocrin
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 

 Nguyễn Hường

alt