Những ngày qua, nhiều giáo viên trên địa bàn tỉnh Bình Định bị hủy kết quả trúng tuyển viên chức chỉ vì không có Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm khiến nhiều người bức xúc.
Nhiều bạn đọc đưa ra câu hỏi: “Giữa giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm” với “Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm” thì “tờ giấy lộn” nào có giá trị hơn?
Phôi mẫu chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. (Ảnh: H.L) |
Thoạt nhìn, Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được thiết kế đẹp mắt, được ép nhựa trông giống bằng cấp, rất trang trọng.
Giáo viên chỉ cần chịu khó bỏ công vài tháng và trải qua kỳ thi sát hạch là có thể được nhận chứng chỉ.
Cơn ác mộng mang tên Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm |
Đối với Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Định cấp, người học phải mất thời gian đào tạo 2 năm.
Học viên học đầy đủ 11 môn học, gồm: Tâm lý học sinh, công tác đội... Cuối khóa học, học viên phải đi thực tập sư phạm 2 đợt tại các trường trong tỉnh.
Quá trình học, học viên còn được lĩnh hội các kiến thức về công tác Đội, kỹ năng đứng lớp. Các môn học đều được tính theo đơn vị học trình để học viên hoàn thành khóa học.
Do thời gian học 2 năm nên người học phải trải qua quá trình không khác như đang học chuyên ngành sư phạm.
Bảng điểm giấy chứng nhận nghiệp vụ sư phạm tại Trường Cao đẳng sư phạm Bình Định. (Ảnh: H.L) |
Người học cứ ngỡ rằng, với thời gian đào tạo dài hơn, được đào tạo bài bản hơn, được hấp thụ nhiều kiến thức hơn nhưng “Giấy chứng nhận” lại bị đối xử đúng nghĩa là… tờ giấy.
Thầy Nguyễn Hồng Dương (sinh năm 1987) – giáo viên bộ môn Tin học của Trường Trung học cơ sở Cát Minh (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) kể, trước đây cứ nghĩ là nhà trường đã dạy sư phạm và đào tạo nghiệp vụ sư phạm thì ra đứng lớp dạy.
Đến nay, giấy chứng nhận nghiệp vụ sư phạm do Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Định cấp đã trở thành “tờ giấy lộn” đúng nghĩa và không có giá trị pháp lý.
Thầy Dương thắc mắc, nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn đang sử dụng “tờ giấy lộn” này để làm căn cứ xét tuyển viên chức nhưng sao huyện Phù Cát lại từ chối?