Có được khoản tiền mừng tuổi hậu hĩnh, trẻ con háo hức đòi giữ làm của riêng, trong khi cha mẹ lại muốn chi vào việc chung trong nhà. Không thống nhất được với nhau cách dùng "lì xì" nên gia đình nảy sinh mâu thuẫn.
Chúc tuổi bà con dòng họ xong, kiểm tra tiền lì xì của 3 đứa con thấy mỗi đứa được gần một triệu đồng, chị Hà mừng thầm vì nghĩ hết Tết các bé sẽ "nộp" lại cho mẹ như mọi năm. Tuy nhiên chờ mãi đến nay gần hết "mùng" vẫn không thấy đứa nào đưa, người mẹ hết nói bóng gió, nhắc khéo rồi nói thẳng mà vẫn không hiệu quả. Cuối cùng chị phải tập hợp mấy đứa con lại và "tịch thu" hết tiền lì xì mặc cho bọn trẻ giận dỗi hậm hực.
"Trẻ con cầm tiền nhiều chỉ tội tiêu xài phung phí rồi sinh tật hư. Trong khi mọi thứ đã có cha mẹ lo, mình lấy lại tiền cũng chỉ để dành lo cho chúng nó chứ cho ai", chị Hà (quận Bình Thạnh, TP HCM) bực dọc phân trần.
Cũng vì chuyện đồng tiền mừng tuổi mà năm nào cũng vậy, cứ hết mấy ngày Tết là gia đình anh Hiển, chị Linh (Trảng Bom, Đồng Nai) lại to tiếng với nhau. Năm nay mới sáng mùng 7 Tết đã nghe tiếng đứa nhỏ nức nở "tiền của con, con muốn làm gì kệ con", trong khi người mẹ tay cầm roi lớn tiếng giải thích.
Cuối cùng để dĩ hòa vi quý, anh Hiển phải đứng ra làm "trọng tài" cho vợ và 4 đứa con. Theo đó, toàn bộ số tiền lì xì của từng đứa được chia làm đôi, trẻ được sở hữu một nửa còn một nửa "xung vào công quỹ", lúc này tình hình mới tạm yên.
Về việc này chị Nga (khu Cá sấu hoa cà, Thủ Đức, TP HCM) cho biết, vợ chồng chị suy nghĩ thoáng hơn nên cho phép con được giữ toàn bộ tiền lì xì Tết. Tuy nhiên anh chị không quên mua cho mỗi đứa một con heo đất và yêu cầu bỏ toàn bộ tiền vào đó. Đến hôm mùng 4 Tết vừa rồi, phát hiện đứa út moi hơn 100.000 đồng đi mua quà ăn vặt, chồng chị nổi cơn lôi đình đánh con đến thâm tím mặt mũi.
Ngồi nhìn đứa con gái út mặt vẫn tím bầm, một bên mắt sung húp, chị Nga xót xa: "Thấy ổng đánh con mà thương, nhưng đàn ông họ nóng lên là không can được. Không ngờ chỉ vì mấy đồng tiền trẻ con mà gia đình ra nông nỗi này, nghĩ lại thà không có còn hơn".
Xét về ý nghĩa của tục lệ lì xì trong truyền thống của người Việt Nam, chuyên viên tư vấn tâm lý Nguyễn Thị Minh cho biết, vào những ngày đầu năm, trẻ con thường đi chúc Tết ông bà, cha mẹ và được người lớn lì xì gọi là tiền "mừng tuổi". Ý nghĩa của bao lì xì không nằm ở mệnh giá của đồng tiền mà được xem như vật tượng trưng cho sự may mắn, là "lộc" dành cho người được nhận.
Mặc dù không có quy định nào nói cụ thể tiền lì xì phải đưa cho ai giữ, song bà Minh cho rằng, trên thực tế vấn đề này tùy vào hoàn cảnh và quy định riêng của từng gia đình.
"Về cơ bản, tiền mừng tuổi là của cá nhân người được nhận nên thường phụ huynh sẽ cho trẻ toàn bộ số tiền đó (trừ khi trẻ còn quá nhỏ). Còn với gia đình kinh tế khó khăn hơn thì tiền lì xì có thể được dùng vào việc chung trong nhà, tuy nhiên lúc này cha mẹ cần phải giải thích rõ cho trẻ hiểu và tự nguyện thực hiện để tránh bất hòa", bà Minh nói.
Và để tránh khó xử, vị chuyên viên khuyên, tốt nhất ngay từ trước Tết, phụ huynh nên nói chuyện và thống nhất trẻ về quy định sử dụng tiền lì xì trong gia đình. Cần dạy cho các em hiểu về ý nghĩa của tập tục truyền thống tốt đẹp, qua đó cần biết trân trọng giá trị của đồng tiền và chi tiêu sao cho hợp lý.
"Phụ huynh cũng đừng lấy quyền cha mẹ để buộc con phải 'nộp' hết lì xì. Điều này khiến trẻ cảm thấy bất mãn vì bị coi thường, thậm chí một số em còn tức giận bỏ nhà đi. Trong chuyện này, cha mẹ cần tinh tế quan sát thái độ của con cái để có hướng xử lý tốt đẹp. Còn nếu trẻ cứ khư khư đòi giữ thì có thể khuyên con bỏ vào heo đất hoặc để dành mua những dụng dụ học tập, đồ chơi hay làm việc từ thiện...", bà Minh lưu ý.
Theo Vnexpress
Chúc tuổi bà con dòng họ xong, kiểm tra tiền lì xì của 3 đứa con thấy mỗi đứa được gần một triệu đồng, chị Hà mừng thầm vì nghĩ hết Tết các bé sẽ "nộp" lại cho mẹ như mọi năm. Tuy nhiên chờ mãi đến nay gần hết "mùng" vẫn không thấy đứa nào đưa, người mẹ hết nói bóng gió, nhắc khéo rồi nói thẳng mà vẫn không hiệu quả. Cuối cùng chị phải tập hợp mấy đứa con lại và "tịch thu" hết tiền lì xì mặc cho bọn trẻ giận dỗi hậm hực.
"Trẻ con cầm tiền nhiều chỉ tội tiêu xài phung phí rồi sinh tật hư. Trong khi mọi thứ đã có cha mẹ lo, mình lấy lại tiền cũng chỉ để dành lo cho chúng nó chứ cho ai", chị Hà (quận Bình Thạnh, TP HCM) bực dọc phân trần.
Lì xì đầu năm, nét đẹp truyền thống ngày đầu xuân của người Việt Nam. Ảnh: Thi Trân. |
Cũng vì chuyện đồng tiền mừng tuổi mà năm nào cũng vậy, cứ hết mấy ngày Tết là gia đình anh Hiển, chị Linh (Trảng Bom, Đồng Nai) lại to tiếng với nhau. Năm nay mới sáng mùng 7 Tết đã nghe tiếng đứa nhỏ nức nở "tiền của con, con muốn làm gì kệ con", trong khi người mẹ tay cầm roi lớn tiếng giải thích.
Cuối cùng để dĩ hòa vi quý, anh Hiển phải đứng ra làm "trọng tài" cho vợ và 4 đứa con. Theo đó, toàn bộ số tiền lì xì của từng đứa được chia làm đôi, trẻ được sở hữu một nửa còn một nửa "xung vào công quỹ", lúc này tình hình mới tạm yên.
Về việc này chị Nga (khu Cá sấu hoa cà, Thủ Đức, TP HCM) cho biết, vợ chồng chị suy nghĩ thoáng hơn nên cho phép con được giữ toàn bộ tiền lì xì Tết. Tuy nhiên anh chị không quên mua cho mỗi đứa một con heo đất và yêu cầu bỏ toàn bộ tiền vào đó. Đến hôm mùng 4 Tết vừa rồi, phát hiện đứa út moi hơn 100.000 đồng đi mua quà ăn vặt, chồng chị nổi cơn lôi đình đánh con đến thâm tím mặt mũi.
Ngồi nhìn đứa con gái út mặt vẫn tím bầm, một bên mắt sung húp, chị Nga xót xa: "Thấy ổng đánh con mà thương, nhưng đàn ông họ nóng lên là không can được. Không ngờ chỉ vì mấy đồng tiền trẻ con mà gia đình ra nông nỗi này, nghĩ lại thà không có còn hơn".
Xét về ý nghĩa của tục lệ lì xì trong truyền thống của người Việt Nam, chuyên viên tư vấn tâm lý Nguyễn Thị Minh cho biết, vào những ngày đầu năm, trẻ con thường đi chúc Tết ông bà, cha mẹ và được người lớn lì xì gọi là tiền "mừng tuổi". Ý nghĩa của bao lì xì không nằm ở mệnh giá của đồng tiền mà được xem như vật tượng trưng cho sự may mắn, là "lộc" dành cho người được nhận.
Mặc dù không có quy định nào nói cụ thể tiền lì xì phải đưa cho ai giữ, song bà Minh cho rằng, trên thực tế vấn đề này tùy vào hoàn cảnh và quy định riêng của từng gia đình.
"Về cơ bản, tiền mừng tuổi là của cá nhân người được nhận nên thường phụ huynh sẽ cho trẻ toàn bộ số tiền đó (trừ khi trẻ còn quá nhỏ). Còn với gia đình kinh tế khó khăn hơn thì tiền lì xì có thể được dùng vào việc chung trong nhà, tuy nhiên lúc này cha mẹ cần phải giải thích rõ cho trẻ hiểu và tự nguyện thực hiện để tránh bất hòa", bà Minh nói.
Và để tránh khó xử, vị chuyên viên khuyên, tốt nhất ngay từ trước Tết, phụ huynh nên nói chuyện và thống nhất trẻ về quy định sử dụng tiền lì xì trong gia đình. Cần dạy cho các em hiểu về ý nghĩa của tập tục truyền thống tốt đẹp, qua đó cần biết trân trọng giá trị của đồng tiền và chi tiêu sao cho hợp lý.
"Phụ huynh cũng đừng lấy quyền cha mẹ để buộc con phải 'nộp' hết lì xì. Điều này khiến trẻ cảm thấy bất mãn vì bị coi thường, thậm chí một số em còn tức giận bỏ nhà đi. Trong chuyện này, cha mẹ cần tinh tế quan sát thái độ của con cái để có hướng xử lý tốt đẹp. Còn nếu trẻ cứ khư khư đòi giữ thì có thể khuyên con bỏ vào heo đất hoặc để dành mua những dụng dụ học tập, đồ chơi hay làm việc từ thiện...", bà Minh lưu ý.
Theo Vnexpress