23 tuổi bắt đầu giảng dạy đại học, 40 tuổi đạt chuẩn chức danh Giáo sư

21/01/2021 07:30
Phạm Minh
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Ông Nguyễn Đức Toàn sinh năm 1980, là giáo sư liên ngành Cơ khí - Đông lực năm 2020. Ông đã đạt được nhiều kết quả đào tạo, nghiên cứu khoa học đáng ghi nhận.

Ông Nguyễn Đức Toàn quê ở phố Tuy Hòa, phường Trần Phú, thành Phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Hiện tại, ông là giảng viên cao cấp - Viện Cơ khí, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và là Phó chủ nhiệm Bộ môn; Phó chủ tịch Hội Nghiên cứu biên tập công trình khoa học và công nghệ Việt Nam.

Giảng viên Nguyễn Đức Toàn là cựu sinh viên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nhận bằng đại học ngành Cơ khí , chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy vào năm 2003.

Năm 2011, ông là nghiên cứu sinh của Trường Đại Học Quốc gia Kyungpook, Hàn Quốc ngành Cơ khí, chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí. Ông được Hội đồng Giáo sư Nhà Nước công nhận chức danh phó giáo sư ngành Cơ khí vào ngày 20 tháng 01 năm 2015.

Từ năm 23 tuổi, ông Nguyễn Đức Toàn đã bắt đầu tham gia công tác giảng dạy tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Giảng viên Trường Đại học Bách Khoa, ông Nguyễn Đức Toàn được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư năm 2020 (Ảnh: Hội đồng Giáo sư Nhà nước)

Giảng viên Trường Đại học Bách Khoa, ông Nguyễn Đức Toàn được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư năm 2020 (Ảnh: Hội đồng Giáo sư Nhà nước)

Ông Nguyễn Đức Toàn đã hoàn thành 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia (NAFOSTED) tài trợ và 3 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường.

Ông cũng đã công bố 110 bài báo khoa học, trong đó 50 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín. Đồng thời, ông đã tham gia biên soạn 4 sách và 6 chương sách quốc tế (gồm có 2 giáo trình, 2 sách chuyên khảo, 6 chương sách quốc tế).

Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Nguyễn Đức Toàn đã công tác tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội từ 2003 đến nay, vừa giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tham gia công tác giáo viên chủ nhiệm và kiêm nhiệm công tác quản lý.

Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, ông tham gia nghiên cứu với 8 hướng chủ yếu, bao gồm: CAD/CAM/CAE; Gia công vật liệu và tạo mẫu nhanh; Phương pháp tạo hình kim loại tấm; Ứng xử tạo hình của vật liệu kim loại tấm; Phá hủy dẻo trong tạo hình tấm kim loại; Mô hình vật liệu kim loại tại các nhiệt độ cao; Mô hình gia công cắt gọt kim loại; Mô hình hóa Robot.

Ông Nguyễn Đức Toàn là chủ trì và tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ của cơ sở giáo dục đại học đã được đưa vào áp dụng thực tế.

Năm 2018, ông được bầu vào Hội đồng Viện Cơ khí với đầy đủ các chức năng nhiệm vụ tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo hoặc chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ của Viện Cơ khí - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Ông cũng đã tham gia xây dựng chương trình đào tạo thông qua việc soạn đề cương các môn học như “Công nghệ tạo mẫu nhanh” (mã học phần: ME4432) cho chuyên ngành “Kỹ thuật cơ khí”; “Nguyên lý gia công vật liệu” (mã học phần: ME4212) cho chương trình đào tạo đào tạo tín chỉ KTCK 2019-2020.; “Mô phỏng số quá trình gia công” (mã học phần: MExxx) cho chương trình chương trình đào tạo đào tạo tín chỉ KTCK 2019-2020; Học phần tiến sỹ “Xây dựng mô hình nhiệt cắt và lực cắt sử dụng phương pháp phân tích phần tử hữu hạn” (mã học phần: ME7320) cho nghiên cứu sinh ngành Kỹ thuật cơ khí (đã được giảng dạy ở năm học 2018- 2019).

Ngoài ra, ông Nguyễn Đức Toàn còn tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành kỹ thuật cơ khí cho Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên và xây dựng đề cương chi tiết các học phần như "Lý thuyết biến dạng đàn hồi" (mã số 410110) cho chương trình thạc sỹ chuyên ngành đào tạo thạc sỹ kỹ thuật cơ khí; "Gia công vật liệu có độ bền cao" (mã số 0101001) cho chương trình tiến sĩ chuyên ngành đào tạo tiến sĩ kỹ thuật cơ khí.; "Gia công cao tốc" (mã số 0101002) cho chương trình tiến sỹ chuyên ngành đào tạo thạc sỹ kỹ thuật cơ khí.

Vị này cũng tích cực tham gia nhiệm vụ phổ biến kiến thưc Khoa học- Công Nghệ của liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhằm nâng cao năng lực viết báo khoa học và biên tập, xuất bản tạp chí khoa học toàn quốc theo chuẩn mực quốc tế năm 2014-2015.

Ông Toàn tham gia ban vận động thành lập Hội nghiên cứu biên tập công trình khoa học và công nghệ Việt Nam (VASE); Tham gia ban vận động thành lập Hội nghiên cứu biên tập công trình khoa học và công nghệ Việt Nam (VASE); tổ chức các chương trình hội nghị/hội thảo quốc tế do Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội phối hợp tổ chức với vai trò Tổng thư ký khoa học.

Ứng viên đạt chuẩn chức danh Giáo sư Nguyễn Đức Toàn được nhận giải thưởng Nhà khoa học trẻ tiêu biểu của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2015, là đại biểu tài năng trẻ toàn quốc năm 2015.

Ông cũng được nhận bằng khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong hoạt động của Hội VASE, theo Quyết định số 1059-619-LHHKHKT 24/10/2019.

Năm 2020, ông Nguyễn Đức Toàn là một trong ba ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư liên ngành Cơ khí - Động lực.

Hai đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia của ứng viên đạt chuẩn chức danh Giáo sư Nguyễn Đức Toàn:

1. Nghiên cứu mô hình vật liệu tại các nhiệt độ khác nhau, áp dụng dự đoán phá hủy dẻo trong tạo hình kim loại tấm và gia công cắt gọt.

2. Nghiên cứu kết hợp giữa mô phỏng và thực nghiệm để dự đoán và cải thiện khả năng tạo hình của quá trình gia công biến dạng dập - miết trong nhiệt độ phòng và điều kiện có gia nhiệt

Một số bài báo khoa học, báo cáo khoa học đã công bố của Giáo sư Nguyễn Đức Toàn:

1. Effect of lowfrequency vibrations on MRR, EWR and Ra 7 in powdermixed electrical discharge machining (International Journal of Modern Physics B)

2. Comparative study of lowfrequency vibrations assigned 7 to a workpiece in EDM and PMEDM (International Journal of Modern Physics B)

3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, bán kính chày và lực chặn phôi đến lực tạo hình khi uốn chi tiết hình chữ U thép tấm SS400 bằng phương pháp phần tử hữu hạn (Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Trường Đại học Hàng Hải)

4. A study on heating and determining the temperature generation on the sheet metal before the deep drawing process (International Journal of Modern Physics B)

5. A study on experiment and simulation to predict the spring-back of SS400 steel sheet in large radius of Vbending process (Materials Research Express)

Phạm Minh