Anh: Khuyến khích đưa 'phim mát mẻ' vào trường học?

28/10/2012 06:12
Theo Người lao động
Nhiều trường học ở Anh đang thúc giục các giáo viên dạy học sinh tuổi teen về tác hại của tranh ảnh, phim khiêu dâm trên internet.
Theo các nghiên cứu gần đây, phim khiêu dâm đã trở thành thứ không thể thiếu trong giới trẻ, đặc biệt là các nam sinh. Thậm chí, trẻ em từ 11 tuổi trở lên đã có thể tự mày mò tìm kiếm phim khiêu dâm trên mạng.
Một nam sinh 14 tuổi ở Anh đã nói với nhà nghiên cứu rằng không nam sinh nào ở độ tuổi này chưa xem hình ảnh và phim khiêu dâm, thậm chí ai chưa xem thì bị coi là “kẻ lập dị”.

Trẻ em rất dễ tiếp xúc với phim khiêu dâm trên internet.
Trẻ em rất dễ tiếp xúc với phim khiêu dâm trên internet.

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Năm 2011, một cuộc khảo sát quy mô lớn ở châu Âu cho thấy 25% trẻ em từ 9 - 16 tuổi tiếp xúc với những hình ảnh tình dục trên mạng. Gần 1/3 học sinh từ 16-18 tuổi ít nhất một vài lần trong tháng xem các hình ảnh khiêu dâm trên điện thoại di động ở trường học.
Đối với nhiều phụ huynh, việc con cái họ tiếp xúc với những phim ảnh “mát mẻ” thực sự là cơn ác mộng. Tuy nhiên, điều này không thể tránh khỏi trong bối cảnh trẻ em dễ dàng tiếp xúc với máy tính nối mạng ngay trong phòng ngủ hay những thiết bị di động phổ biến như điện thoại thông minh, máy tính bảng.
Cùng với đó, tình trạng phim ảnh đồi trụy tràn lan trên internet khiến trẻ em làm quen với các khái niệm về tình dục từ rất sớm mà không hề có sự hướng dẫn của người lớn.
Giáo sư Andy Phippen giảng dạy tại Đại học Plymouth, cho rằng: “Một số trẻ em khi tiếp xúc với phim khiêu dâm quá sớm mà không hiểu rõ về nó sẽ bị ám ảnh sau này. Họ không thể có đời sống tình dục bình thường trong cuộc đời thực, thậm chí còn bị ảnh hưởng đến tinh thần”.
Giáo sư Phippen cùng đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu trên 1.000 thanh niên, kết quả cho thấy người trẻ ngày càng ít nhạy cảm với hình ảnh tình dục sau khi xem các văn hóa phẩm đồi trụy.
Phim ảnh khiêu dâm đang hủy hoại một bộ phận giới trẻ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng 1/3 số người trong độ tuổi từ 16-24 xem phim ảnh đồi trụy từ nhỏ, đã gặp khó khăn khi quan hệ với bạn tình sau này. Không những thế, nỗi ám ảnh bởi phim khiêu dâm do tự “mày mò” và hiểu sai có thể dẫn tới tình trạng bạo lực, cuồng dâm và những ảnh hưởng tâm thần khác.
“Học sinh nói với tôi rằng những thông tin đó không có trong chương trình giáo dục giới tính mà chúng lại muốn biết. Vì vậy giáo viên cần giúp đỡ để học sinh không hiểu sai khi xem những loại phim này. Việc này rất cấp bách” - giáo sư Phippen cho biết thêm.
Theo Hiệp hội Giáo viên Quốc gia ở Anh, trẻ em cần phải được dạy về tình dục một cách phù hợp theo lứa tuổi. Do đó, trẻ em từ lứa tuổi lên 10 cần được các giáo viên dạy cách sử dụng internet an toàn và cảnh báo về nội dung chúng sẽ xem như một phần trong chương trình học tập.
Cố vấn chính sách giáo dục Sion Humphreys cho rằng: “Trẻ em đang lớn lên trong một thế giới công khai về tình dục khi rất dễ dàng để truy cập vào các nội dung khiêu dâm trên internet. Các em cần kỹ năng để đối phó. Chúng ta phải định hướng cho thanh thiếu niên về đời sống cá nhân và sự trưởng thành trong đời sống tình dục và giúp học sinh phân biệt rõ “thế giới khiêu dâm” và “thế giới thực”.
Tuy nhiên, việc đưa phim khiêu dâm vào chương trình giáo dục giới tính ở Anh vẫn đang vấp phải phản ứng từ các bậc phụ huynh bởi nhiều người e ngại rằng điều này là quá sớm và không phù hợp.
>>Truyện cây tre trăm đốt: Con gái Phú ông "mua chồng" ngoài chợ
>>Phát hoảng: Vợ Mai An Tiêm dùng nhan sắc bẫy cá về thịt
>>Choáng với truyện tranh tấm cám thời hiện đại


NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

PGS Văn Như Cương: "Toán phổ thông quá nhiều phần vô bổ"

Clip hot: Màn trình diễn siêu Robot của học sinh Việt Nam 

GS. Trần Hồng Quân gửi tâm thư tới Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

Lá thư từ Pháp: 15 điểm "cốt tử" cần đổi mới của giáo dục Việt Nam

Bộ Giáo dục "đẻ" ra trường ngoài công lập, nhưng không "nuôi"

Học sinh tự tử để phản ứng lại cách giáo dục của người lớn

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Theo Người lao động