Dùng roi mây "dạy" học sinh là chà đạp lên một nền giáo dục chân chính

26/07/2012 06:03
Độc giả Minh Châu
(GDVN) - Việc của người lớn là giúp trẻ nhận ra và tìm cách sửa chữa những sai lầm chứ không phải trừng phạt trẻ. Trừng phạt, đánh đập, đòn roi không giúp trẻ hiểu cặn kẽ căn nguyên của sai phạm mà còn đẩy chúng vào những phản kháng cực đoan và chịu những uất ức, tổn thương tâm lý không đáng có.
LTS: Sau khi xem clip học sinh bị “tra tấn” tại trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 (Thái Nguyên), Báo Giáo dục Việt Nam nhận được nhiều ý kiến từ phía độc giả bày tỏ sự bất bình trước việc giáo viên thản thiên đánh học sinh. Để rộng đường cho dư luận, chúng tôi xin đăng tải toàn bộ bài viết của độc giả Minh Châu.

Tôi thật kinh hoàng khi được chứng kiến clip thầy giáo dùng roi mây ra sức đánh học sinh ở Thái Nguyên. Đây không phải là lần đầu tiên những vụ việc này bị đưa ra ngoài ánh sáng, nhưng cũng làm cho dư luận phản ứng mạnh mẽ. Ở xã hội văn minh mà vẫn còn hình thức giáo dục hành hạ trẻ em thế này hay sao? Ở nước ngoài hành hạ con vật nuôi đã là phạm pháp nói chi tới con người? Bởi không pháp luật nào cho phép thầy giáo, cô giáo đánh đập học sinh. Giáo dục bằng roi mây là phản giáo dục.

                                                   TRA CỨU ĐIỂM THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG 2012
Hàng loạt học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường. Ảnh minh họa từ internet
Hàng loạt học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường. Ảnh minh họa từ internet
                                                        HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC
Trẻ con thường được ví như tờ giấy trắng. Người lớn muốn vẽ vào nó cái gì thì nó sẽ được như vậy. Như vậy, người lớn, cha mẹ, thầy cô, xã hội vẽ gì, viết gì, gieo vào tâm hồn, trí tuệ của các em như thế nào luôn là những bài học về giáo dục đáng suy ngẫm. Khi người lớn quất vào "tờ giấy" đó những roi mây thì ít nhiều sẽ làm tan nát tâm hồn cũng như nỗi đau về thể xác các em.
Bác Hồ cũng đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành”. Ở bất cứ thời đại nào, trẻ em cũng đều được nuôi dưỡng, nâng niu chứ không phải đem tra tra tấn. Vậy mà, thật kỳ lạ khi chính trong môi trường giáo dục người ta vẫn hành xử với nhau một cách côn đồ như chốn giang hồ vậy. Thế mới biết vì sao ngày nay, bạo lực học đường ngày càng gia tăng, thầy cô đánh học sinh, học sinh nam đánh chém nhau, học sinh nữ xé quần xé áo nhau. Điều này dẫn đến một văn hóa “vung roi” bất cứ khi nào. Nếu tình trạng này ngày một gia tăng, người với người sống với nhau sẽ chỉ như kẻ thù. Đã là người dân Việt Nam, hẳn ai cũng biết câu: "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người" của Bác Hồ, nhắc nhở mỗi người đều phải biết chăm lo cho giáo dục, đào tạo. Thế nhưng, ngay trong môi trường giáo dục mà tồn tại những cảnh đánh đập như thế này chứng tỏ thầy giáo trong clip không phải đang thực hiện công việc "trồng người" mà chính là hại người... Trong cuộc sống, không ai là người hoàn hảo. Ai cũng mắc sai phạm, kể cả những người cầm roi dạy trẻ. Với trẻ em, việc mắc sai phạm xảy ra thường xuyên, bởi các em đang trong quá trình nhận thức cuộc sống. Trẻ học và trưởng thành thông qua chính việc mắc phải, nhận ra và sửa chữa những sai lầm đó. 
Việc của người lớn là giúp trẻ nhận ra và tìm cách sửa chữa những sai lầm chứ không phải trừng phạt trẻ. Trừng phạt, đánh đập, đòn roi không giúp trẻ hiểu cặn kẽ căn nguyên của sai phạm mà còn đẩy chúng vào những phản kháng cực đoan và chịu những uất ức, tổn thương tâm lý không đáng có. Nếu chỉ biết đánh trẻ, trẻ sẽ không dám thử nghiệm, né tránh những điều mới mẻ dẫn đến hạn chế sự phát triển tự nhiên. Dần dần trẻ đâm ra lì lợm, không được thông minh, hoạt bát. Chính cách giáo dục này đã tạo ra nhiều thế hệ thụ động, chỉ thích được cầm tay chỉ việc, kể cả với những người đã tốt nghiệp đại học. 

Giáo dục bằng roi mây hay cao hơn cả là giáo dục bằng bạo lực, rất có hại đối với trẻ em. Nó vô tình gợi cho trẻ nhỏ suy nghĩ cha mẹ là bề trên có thể làm bất cứ điều gì với kẻ yếu hơn. Vì thế trẻ đem cách hành xử này ra cuộc sống xung quanh. Trẻ sẽ không nương tay giết những con vật xung quanh mình, chê bai một người bạn dị biệt nào đó hay bắt nạt một người bạn yếu.

Khi thầy cô, phụ huynh đánh đập trẻ là khi họ đang bêu xấu các em với mọi người xung quanh. Điều này dẫn đến mặc cảm, thậm chí là thù hằn người lớn của trẻ. Nếu trong suy nghĩ của các vị phụ huynh không có sự tôn trọng với trẻ nhỏ, ít nhất cũng nên chú ý tới nhu cầu tinh thần và thể chất của bé. Cảm giác bị bạo hành gây tác hại khôn lường trong trẻ: chúng cảm thấy bị đối xử không công bằng, để lại những “vết sẹo” tâm hồn sâu sắc và ám ảnh mãi trong cuộc đời.

Trong giáo dục, roi không chỉ còn đơn thuần là ngọn roi tre, roi mây mà là ngọn roi vô hình bóp nghẹt trẻ. Trải qua thời đi học, những lời mắng nhiếc học sinh trong lớp của thầy cô khiến tôi vẫn còn ám ảnh: "ngu như bò", "ngu như lợn", "đồ chó"... Những trận đòn roi vẫn còn đau nhói mỗi khi nghĩ lại. Nhiều người kỳ vọng học sinh sẽ trưởng thành lên từ sự nghiêm khắc, thế nhưng ranh giới giữa phép tắc và bạo lực vô cùng mong manh. Giáo dục bằng roi mây đã và đang chà đạp lên một nền giáo dục chân chính. Đến bao giờ ngành giáo dục mới thực hiện đúng những nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả của mình?

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thầy "tra tấn" trò bằng roi mây ở Thái Nguyên: Quá ác độc và vô cảm

51 trường đã có điểm thi: ĐH Dược có 3 thủ khoa đạt 29 điểm

Thủ khoa CĐ Văn hóa nghệ thuật Yên Bái đạt 31 điểm

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Tra cứu điểm thi Đại học Cao đẳng 2012

Nóng trong ngày

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Độc giả Minh Châu