GS Ngô Bảo Châu: "Nước ta vốn đã ở thế giới thứ ba rồi"

01/09/2012 07:10
Đông Phong (TH từ Tuoitre)
(GDVN) - “Nước ta thì vốn đã ở thế giới thứ ba rồi. Câu hỏi đặt ra là chúng ta có muốn ở lại đó vĩnh viễn hay không? Nếu các nhà khoa học chỉ làm việc để giải quyết những vấn đề do thực tế đời sống và sản xuất đặt ra thì chắc khoa học đã không tiến bộ được như ngày nay”.
Trong buổi giao lưu trực tuyến ngày 31/8, GS Ngô Bảo Châu đã chia sẻ rất chân thành về những kinh nghiệm trong công việc, những bài học rút ra từ khó khăn vấp phải và trải nghiệm trong cuộc sống đời thường.
"Để tìm tòi, giải một bài toán khó, có lẽ phải luôn nghĩ về nó. Nghĩ về nó ngay cả khi đang làm việc khác, vì thế nên nhà toán học hay mang tiếng đãng trí"- GS Ngô Bảo Châu.
"Để tìm tòi, giải một bài toán khó, có lẽ phải luôn nghĩ về nó. Nghĩ về nó ngay cả khi đang làm việc khác, vì thế nên nhà toán học hay mang tiếng đãng trí"- GS Ngô Bảo Châu.
Nói về những thành công và thất bại của mình, GS Ngô Bảo Châu kể: “Thời gian ngay sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ là thời gian khá khó khăn đối với tôi. Đó là lúc phải bắt đầu một hướng nghiên cứu mới. Tuy bằng cấp thì đã đầy đủ, nhưng thật ra chuyên môn còn non lắm. Một số kế hoạch nghiên cứu không thực hiện được. Một số kết quả mình làm ra không được cộng đồng đánh giá cao. Nhưng trong giai đoạn đó, tôi cũng học được nhiều điều: Một là, không ngừng học tập để bản thân mình tiến bộ. Hai là, kiên định trong những dự định của mình”.GS Ngô Bảo Châu cũng chia sẻ bí quyết để tập trung cao độ khi giải bài tập: “Để tìm tòi, giải một bài toán khó, có lẽ phải luôn nghĩ về nó. Nghĩ về nó ngay cả khi đang làm việc khác, vì thế nên nhà toán học hay mang tiếng đãng trí. Nghĩ về nó rất lâu, nhưng thời gian tập trung cao độ thực ra không lâu lắm. Ít người có khả năng tập trung cao độ liên tục, ít nhất như tôi không có khả năng đó”.
Có ý kiến coi toán học là “không có nhiều ý nghĩa đối với xã hội”, “những gì dân toán làm là tự đặt vấn đề, tự giải quyết vấn đề rồi lại tự hoan hô" hay như “người giỏi làm toán là sự lãng phí”... GS Ngô Bảo Châu lấy nước Đức là một ví dụ để giải thích. Đức là nước tiên phong trong công nghiệp và công nghệ tiên tiến. Đức cũng là một nước có truyền thống về những ngành học thuật trừu tượng như triết, toán... mà theo như đánh giá nói trên thì “không có nhiều ý nghĩa đối với xã hội”. Hỏi tại sao học sinh Đức vẫn phải học nhiều toán, nhiều triết, họ trả lời rằng để nước Đức không tụt hậu, không rớt xuống thế giới thứ ba, những công dân Đức tương lai phải có khả năng thực hiện những thao tác cơ bản của tư duy vì thế mà họ muốn con cái của họ phải học toán, học triết. Nước ta thì vốn đã ở thế giới thứ ba rồi. Câu hỏi đặt ra là chúng ta có muốn ở lại đó vĩnh viễn hay không? Nếu các nhà khoa học chỉ làm việc để giải quyết những vấn đề do thực tế đời sống và sản xuất đặt ra thì chắc khoa học đã không tiến bộ được như ngày nay. Sự vận hành của khoa học có nhiều cái rất khác với kinh tế thị trường. Áp đặt tư duy kinh tế, luật cung cầu vân vân vào khoa học thì e rằng khoa học chết mất. GS Ngô Bảo Châu cho rằng: “Giá trị cốt lõi của khoa học là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, đam mê khám phá. Đó là những nhu cầu tự nhiên của con người, cũng như nhu cầu ăn ngủ. Trong bối cảnh hiện tại, các nhà khoa học cũng thực hiện những hợp đồng khoa học, nhưng cái đó khó mà trở thành động cơ chính cho sự phát triển của khoa học kỹ thuật”. Nói về sách giáo khoa toán ở bậc phổ thông hiện nay, GS Ngô Bảo Châu nói: “Theo tôi, sách giáo khoa có thể có chỗ này chỗ khác bất ổn, nhưng nhìn tổng thể thì cũng không tệ. Vấn đề là ở chỗ các thầy cô dạy như thế nào”.
"Giá trị cốt lõi của khoa học là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, đam mê khám phá"- GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: VNE
"Giá trị cốt lõi của khoa học là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, đam mê khám phá"- GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: VNE
Còn về cách sử dụng người ở Việt Nam, GS Ngô Bảo Châu thẳng thắn: “Đúng là có quá nhiều nhà khoa học trẻ phải lãng phí thời gian và năng lượng của mình để vượt qua những rào cản hành chính do chúng ta tự đặt ra. Bên cạnh việc cải thiện điều kiện sống, điều kiện làm việc, tôi nghĩ chúng ta phải thay đổi cách nghĩ cách làm việc để tiết kiệm thời gian cho cán bộ trẻ. Thôi đừng coi các giảng viên trẻ, các nhà khoa học trẻ là đối tượng để sai vặt nữa”. Nhân mùa Vu Lan, GS Ngô Bảo Châu Chia sẻ với độc giả về lòng hiếu hạnh: Các cụ ngày xưa nói rất ngắn và hay: "nước mắt chảy xuôi...". Các con yêu thương, hiếu nghĩa với cha mẹ thế nào cũng khó đền đáp tình yêu, sự hi sinh của cha mẹ. Hình như càng già mình càng thấy thấm thía điều đó. Nếu khi nào cảm thấy mất niềm tin vào mục tiêu của mình, muốn động viên bản thân mình thì bạn tốt, đồng nghiệp tốt và gia đình là chỗ dựa tinh thần cho mình trong khó khăn. Nhiều khi niềm tin của bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt những người thân trong gia đình đặt vào ta, làm ta vững tin trở lại.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Lớp học quá tải và "chiếc xe buýt chật chội"

Những nữ sinh diện áo dài đẹp hơn cả Hoa hậu Mai Phương Thúy (P16)

Chùm ảnh: Đầu năm học mới, học sinh đầu trần đùa giỡn với tử thần

Học sinh nói bậy sẽ bị trường phạt... "ngậm nước phun cây"

Sách giáo khoa lịch sử: Vừa thừa, vừa thiếu

Hệ thống giáo dục của Việt Nam đang lỗi thời?

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Đông Phong (TH từ Tuoitre)