Máy móc thông minh trong Cách mạng 4.0 vượt xa suy nghĩ của con người

09/01/2021 07:00
Sinh viên Phạm Mạnh Cường (Đại học Bách khoa Hà Nội)
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Thuật ngữ trí tuệ nhân tạo được sử dụng để mô tả những cỗ máy có thể bắt chước chức năng "nhận thức" mà con người phải sử dụng trí não để thực hiện.

Trước hết chúng ta có thể chia máy móc thông minh ra làm ba cấp độ:

Cấp độ 1: Trang bị giống như người

Bao gồm các máy móc được trang bị các loại cảm biến như cảm biến ánh sáng, tiệm cận, nhiệt độ, sức nặng, sức căng, các loại camera gắn trên máy móc...

Hình 1. Robot lau nhà. (Ảnh do tác giả cung cấp)

Hình 1. Robot lau nhà. (Ảnh do tác giả cung cấp)

Chúng được xem như những giác quan của máy móc. Lấy ví dụ Robot lau nhà (hình 1) được trang bị cảm biến siêu âm và cảm biến tiệm cận giúp phát hiện và tránh vật cản trong lúc làm việc.

Như vậy môi trường xung quanh có tác động tới Robot và nó nhận biết được điều này. Máy móc ở mức độ này đã có cảm giác. Cảm giác này khá giống với cảm giác ở con người.

Các máy móc loại này xuất hiện gần như hầu hết trong mọi mặt đời sống của chúng ta.

Cấp độ 2: Suy nghĩ giống người

Bao gồm các máy móc được trang bị hoặc được coi là Trí tuệ nhân tạo (tiếng anh là Artificial Intelligence (AI)) còn được gọi là trí thông minh nhân tạo, là một lĩnh vực của khoa học máy tính, tập trung vào việc tạo ra những cỗ máy thông minh, có thể hoạt động và phản ứng như con người.

Hình 2. Mạng nơ ron nhân tạo (Ảnh do tác giả cung cấp)

Hình 2. Mạng nơ ron nhân tạo (Ảnh do tác giả cung cấp)

Thông thường, thuật ngữ trí tuệ nhân tạo được sử dụng để mô tả những cỗ máy có thể bắt chước chức năng "nhận thức" mà con người phải sử dụng trí não để thực hiện, như học tập, giải quyết vấn đề.

Nói đến đây, nhiều người sẽ thắc mắc AI giống máy móc hay là giống con người. Có thể khẳng định AI giống con người.

Nó được trang bị mạng neural nhân tạo hay thường gọi ngắn gọn là mạng neural (tiếng Anh là Artificial Neural network - ANN hay Neural Network) là một mô hình toán học hay mô hình tính toán được xây dựng dựa trên các mạng neural sinh học.

Nó gồm có một nhóm các neural nhân tạo (nút) nối với nhau, và xử lý thông tin bằng cách truyền theo các kết nối và tính giá trị mới tại các nút.

Giống như não người,cũng bao gồm các tế bào thần kinh, giao nhau bởi các nút thần kinh. Qua đó thông tin được truyền đi giữa các nút mạng... Có chăng khác nhau chỉ khác bản chất Sinh học khác Vật lý mà thôi.

Như vậy AI giống như não người. Có phản ánh tâm lý có tri giác.

Sau đây là một số ví dụ để chứng minh cho luận điểm trên.

Người máy Trí Nhân do chuyên gia về trí tuệ nhân tạo Phạm Thành Nam chế tạo được giới thiệu trong “Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam”

Hình 3. Người máy Trí Nhân trong ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam. (Ảnh: Bnews)

Hình 3. Người máy Trí Nhân trong ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam. (Ảnh: Bnews)

Theo lời Phó giáo sư, Tiến sĩ Ngô Tứ Thành - người đã trò truyện trực tiếp với Người máy Trí Nhân. Khi ông nói “chào Trí Nhân” thì ngay lập tức nó đáp lại “chào ông”.

Như vậy, có thể thấy, nó chỉ nghe được được giọng nói và nhìn được hình ảnh của người đang trò chuyện với mình nhưng nó lại xác định được chủ ngữ trong câu trả lời của nó là “Ông” chứ không phải là “Anh” hay “Chị” ...

Như vậy nó nhận thức trọn vẹn được trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của người đang nói chuyện với nó.

Như vậy có thể kết luận, AI có tri giác và tri giác này tương đồng với con người. Một số AI tiêu biểu như AI của FPT và Viettel.

Ở trong cấp độ này chúng ta có một ứng cử viên khác đó là “mạng thần kinh sâu” (Deep Neural Network) – những mạng logic phức tạp cần thiết để xử lý các bộ dữ liệu lớn, như thư viện hình ảnh của Google hay Instagram.

Đương nhiên là nó có Tri giác giống như AI đã nêu ở trên. Nhưng có một điểm khác biệt là nó xử lí các bộ dữ liệu rất lớn... yêu cầu nó thông minh hơn, giỏi hơn và vượt xa tầm hiểu biết của con người.

Để tìm hiểu rõ hơn về các “học sâu” này chúng ta cùng đến với cấp độ 3.

Cấp độ 3: Tư duy và tự nhận thức

Chúng ta hiểu qua một chút về khái niệm tư duy, vậy tư duy là gì?

Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

Một ví dụ cụ thể và rõ ràng chứng minh cho khả năng tư duy của các AI được trang bị “học sâu: đó là câu chuyện hai con AI của Facbook tự tạo ra ngôn ngữ riêng để giao tiếp với nhau. Sơ lược câu chuyện như sau:

Vào cuối tháng 7 năm 2017, cả thế giới đã rúng động vì chuyện 2 hệ thống AI của Facebook tự động tự ra ngôn ngữ riêng để giao tiếp với nhau.

Được biết, thay vì sử dụng tiếng Anh như được lập trình thì chúng lại tự chế ra một loại tiếng Anh theo ngữ pháp lạ hoắc mà con người, bao gồm các chuyên gia không thể đọc và hiểu được.

* Chatbot là một phần của phần mềm mà chúng ta sẽ nói chuyện, làm điều gì đó hoặc chỉ để giải trí với nó.

Independent kể lại: Trước hết, con AI tên Bob đã bắt chuyện với chatbot Alice bằng câu 'i can ii everything else'. Ngay lập tức, con còn lại đọc hiểu và hồi đáp là:

'balls have zero to me to me to me to me to me to me to me to me to' rồi cứ thế 2 cái máy học này vô tư trao đổi với nhau theo cấu trúc lặp từ khó hiểu cho đến khi Facebook quyết định vô hiệu hoá chúng.

Có thể thấy 2 con AI đã “Tư duy sáng tạo” ra một ngôn ngữ mới mà chưa từng được biết đến bởi con người.

Hay câu chuyện về Cô nàng siêu robot Sophia từng tuyên bố “huỷ diệt loài người” 4 năm trước. Khi được người sáng tạo ra mình hỏi về việc có muốn huỷ diệt loài người hay không, cô nàng siêu robot Sophia đã thẳng thắn đáp trả: "Được rồi, tôi sẽ huỷ diệt loài người."

Câu trả lời của cô nàng robot đã khiến cho công chúng toàn thế giới được phen xôn xao. Rõ ràng Sophia tự nhận thức được bản thân mình trong thế giới này.

Kết luận

Như vậy, các máy móc thông minh trong thời đại công nghệ 4.0 đều có cảm giác hoặc tri giác hoặc có cả hai.

Chúng ta luôn cố gằng tạo ra những cỗ máy hành động giống người, suy nghĩ giống người và giờ đây chúng đã vượt xa tầm hiểu biết của chúng ta.

Vấn đề của chúng là bị giới hạn trong các "không gian" do con người cung cấp hoặc sự phụ thuộc vào chúng ta. Một khi mà những điều đó không còn thì viễn cảnh robot thay thế con người hoàn toàn có thể xảy ra.

Sinh viên Phạm Mạnh Cường (Đại học Bách khoa Hà Nội)