Phần mềm dạy học trực tuyến của người Việt, trải nghiệm của "người trong cuộc"

17/04/2020 07:59
Nhật Minh
0:00 / 0:00
0:00
(GDVN) - Phần mềm học trực tuyến do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC Group) triển khai và hoàn toàn bằng tiếng Việt, thuận tiện cho giáo viên, học sinh sử dụng.

Các trường học, giáo viên, học sinh sẽ có thêm một lựa chọn phần mềm dạy học trực tuyến của người Việt do AIC Group cung cấp được tích hợp nhiều tính năng ưu việt.

Giao diện hệ thống.
Giao diện hệ thống.

Một phần mềm tích hợp nhiều tính năng

Trong thời gian nghỉ học tránh dịch Covid-19, các địa phương, trường học được yêu cầu dạy học qua truyền hình, online. Tuy nhiên, đa phần các trường, thầy cô đang mạnh ai nấy làm bằng cách tận dụng tối đa các phần mềm trực tuyến miễn phí .

Trong bối cảnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thí điểm triển khai việc dạy học trực tuyến tại 5 địa phương là Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Yên Bái, Thái Bình. Việc dạy và học trực tuyến tại các trường thí điểm được thực hiện bằng phần mềm của người Việt.

Theo tìm hiểu của phóng viên, đây là phần mềm học trực tuyến do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC Group) triển khai và hoàn toàn bằng tiếng Việt.

Để nắm rõ hơn sự khác biệt của phần mềm này so với các phần mềm khác, chúng tôi đã ghi nhận ý kiến, trải nghiệm của chính những “người trong cuộc” là các giáo viên đang tiến hành dạy trực tuyến thí điểm tại một số địa phương. 

Phần mềm AIC Học Trực Tuyến: Máy chủ đặt tại Tỉnh, do Tỉnh quản lý. Toàn bộ nội dung lưu trữ tại hạ tầng của Tỉnh. Giáo viên, học sinh không phải gửi mã định danh phòng, mật khẩu cho nhau. Mỗi giáo viên, học sinh có 1 tài khoản và tự đổi được mật khẩu của mình để đảm bảo không ai biết.
Phần mềm AIC Học Trực Tuyến: Máy chủ đặt tại Tỉnh, do Tỉnh quản lý. Toàn bộ nội dung lưu trữ tại hạ tầng của Tỉnh. Giáo viên, học sinh không phải gửi mã định danh phòng, mật khẩu cho nhau. Mỗi giáo viên, học sinh có 1 tài khoản và tự đổi được mật khẩu của mình để đảm bảo không ai biết.

Trao đổi với Giáo dục Việt Nam, thầy Chu Thế Nam, giáo viên Vật Lý, Trường Trung học phổ thông Hòn Gai (Thành phố Hạ Long), một trong các trường được thí điểm, cho biết, ngay từ khi nghỉ học tại trường do có dịch Covid-19 (từ ngày 3/2/2020), chúng tôi đã tổ chức cho học sinh học trực tuyến và hướng dẫn học sinh tự học bằng nhiều hình thức.

Các phần mềm đã sử dụng để triển khai hoạt động trên như: Zoom, F1 school, Shub classroom, zalo. Tuy nhiên, những phần mềm này có một số tồn tại nhất định, như: Đường truyền internet của một số học sinh không ổn định, việc theo dõi bài giảng không được liên tục.

Đặc biệt, khi xuất hiện thông tin về tính bảo mật của Zoom có vấn đề khiến nhiều giáo viên, học sinh và cả phụ huynh băn khoăn.

Tuy nhiên, từ ngày 6/4, nỗi lo về tính bảo mật trong các lớp học trực tuyến của thầy và trò đã không còn vì tiết học của thầy và học sinh đã chuyển sang dạy bằng phần mềm của Công ty AIC.

Thầy Nam cho biết: “Muốn có một lớp học trực tuyến, người quản trị sẽ lập lớp học và chuyển địa chỉ mail, mật khẩu cho giáo viên, học sinh. Vì thế, tính bảo mật, an toàn của lớp học sẽ cao hơn rất nhiều.

Đến thời gian tiết dạy, giáo viên, học sinh chỉ cần đăng nhập vào lớp học. Chúng tôi điểm danh học sinh trên phần mềm.

Các học sinh vào học thì sẽ hiện tín hiệu đèn xanh lên. Các thao tác khá đơn giản và các hướng dẫn hoàn toàn bằng tiếng Việt nên sẽ rất sử dụng”.

Thầy cũng chia sẻ, thời gian đầu sử dụng, phần mềm cũng gặp một vài sự cố về kỹ thuật, âm thanh chưa rõ, đường truyền bị gián đoạn, nhưng đã được nhà cung cấp khắc phục kịp thời.

Hình ảnh một lớp học trực tuyến đang triển khai thí điểm. Ảnh: baoquangninh.com.vn
Hình ảnh một lớp học trực tuyến đang triển khai thí điểm. Ảnh: baoquangninh.com.vn

Tại tỉnh Thái Bình, việc học trực tuyến cũng đã được tiến hành.

Cô Lê Thị Hường - giáo viên chủ nhiệm lớp 5A1 Trường Tiểu học Kỳ Bá (Thái Bình) đánh giá: “Theo tôi, tính năng nổi trội của phần mềm đó là không giới hạn thời gian giảng dạy và hoàn toàn miễn phí, người dùng không phải trả bất kỳ khoản phí nào nếu thời gian sử dụng vượt quá 40 phút như phần mềm khác ”.

Cần sự quan tâm để nhiều giáo viên có cơ hội tiếp cận

Cô Đỗ Thị Kim Phượng - Hiệu phó trường Trung học cơ sở Hai Bà Trưng (Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, trong thời gian học sinh tạm nghỉ phòng dich Covid-19, chúng tôi tìm hiểu và sử dụng một số ứng dụng dạy học trực tuyến. Mỗi phần mềm đều có tính năng trội và có tồn tại.

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy phần mềm dạy học trực tuyến AIC có đường truyền rất ổn định, các giáo viên được đơn vị tư vấn phần mềm tổ chức hướng dẫn hỗ trợ, giáo viên, học sinh sử dụng nhiệt tình, các thao tác trên phần mềm cũng dễ dàng.

Ở góc độ học sinh, em Nguyễn Huyền Trang, lớp 12A3 (Trường Trung học phổ thông Hòn Gai, Quảng Ninh) cho rằng, phần mềm học trực tuyến AIC được thiết kế riêng cho người Việt với giao diện thân thiện, dễ sử dụng, mọi thứ đều bằng tiếng Việt, trong đó có cả các tài liệu và video hướng dẫn sử dụng chi tiết.

Thầy Chu Thế Nam chia sẻ về lớp học trực tuyến. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thầy Chu Thế Nam chia sẻ về lớp học trực tuyến. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trong tương lai, các giáo viên cho rằng phần mềm được hoàn thiện tiếp sẽ giúp ích nhiều cho giáo viên, học sinh.

Tầy Nam nhận định, mục tiêu, ý tưởng của đơn vị cung cấp phần mềm, cá nhân thầy thấy rất hữu ích với giáo viên, học sinh.

“Phần mềm này có thể dạy, vừa ra đề, kiểm tra, đánh giá. Hệ thống có ngân hàng đề thi, câu hỏi, kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể vận dụng vào đó ra đề, kiểm tra.

Hệ thống cũng sẽ kiểm soát thời gian làm bài, nộp bài và chấm điểm luôn và gửi về mail giáo viên. Giáo viên có thể lấy điểm đó thì sẽ bớt rất nhiều công việc cho thầy cô".

Thêm một phần mềm dạy học trực tuyến sẽ thêm cơ hội lựa chọn cho giáo viên, học sinh để học tập hiệu quả không chỉ trong giai đoạn tránh dịch Covid-19 mà cả khi việc đi học bình thường nó cũng giúp ích rất nhiều.

Đội ngũ kỹ thuật đang hết sức nỗ lực để mang lại một sản phẩm tốt nhất cho thầy – trò cả nước

Ông Trần Mạnh Hà - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC Group) cho biết: “Đây là ứng dụng miễn phí trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19 với mục đích giúp thầy cô và các em học sinh có một công cụ đồng bộ, thuần Việt để đảm bảo thông suốt trong quá trình dạy và học trực tuyến.

Vì mục đích hỗ trợ cộng đồng, xã hội nên chúng tôi mong muốn phần mềm góp phần giúp ngành giáo dục vượt qua khó khăn trong thời điểm này.

Các trường có thể dễ dàng đăng ký sử dụng phần mềm thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo ở địa phương”.

Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế - ông Trần Mạnh Hà cũng chia sẻ: “Mặc dù đội ngũ kỹ thuật đã và đang hết sức nỗ lực để mang lại một sản phẩm tốt nhất cho thầy – trò cả nước, nhưng vẫn không tránh khỏi một số phát sinh trong quá trình sử dụng, do đó chúng tôi mong muốn tiếp cận được nhiều ý kiến đóng góp của cộng đồng và các chuyên gia để không ngừng cải thiện sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của toàn xã hội”.

Nhật Minh