Giải pháp nào cho hệ tại chức?

Sẽ kiểm soát chặt đối tượng học tại chức

24/08/2012 21:04
Nên tiếp tục hay chấm dứt, làm gì để thay đổi chất lượng đào tạo tại chức? Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã bày tỏ quan điểm về vấn đề này.
Ông Bùi Văn Ga
Ông Bùi Văn Ga 
Thứ trưởng Bùi Văn Ga bày tỏ quan điểm về việc nên tiếp tục hay chấm dứt hệ đào tạo tại chức:
- Chúng ta không thể chấm dứt đào tạo tại chức khi xu thế chung trên thế giới là mở ra nhiều hình thức học tập để phát triển xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời. Khoa học công nghệ càng phát triển thì người lao động càng phải tăng cường bổ sung kiến thức, không thể chỉ sử dụng mãi kiến thức đã học trong nhà trường. Ở những quốc gia phát triển, việc thay đổi công việc, chuyên môn cũng phổ biến. Vì thế, hình thức đào tạo vừa làm vừa học (tại chức) có ý nghĩa rất lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu bổ sung, nâng cao kiến thức mà còn tạo cơ hội cho những người muốn thay đổi công việc, chuyển đổi nghề nghiệp.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết dự kiến trong tuần cuối tháng 8-2012 Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức tọa đàm với sự tham gia của các trường có quy mô đào tạo tại chức nhiều.
* Chúng ta nên thuận theo xu thế chung, để tại chức tự do nở rộ hay co hẹp để bảo đảm chất lượng?

- Đối với hệ chính quy, những năm gần đây Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các trường xác định chỉ tiêu dựa trên điều kiện đảm bảo chất lượng (diện tích, tỉ lệ sinh viên/giảng viên...). Trường không đủ điều kiện về chất lượng thì chỉ tiêu không được tăng, thậm chí phải giảm. Còn đối với hệ tại chức, năm 2011 Bộ GD-ĐT đã quy định chỉ tiêu tại chức không vượt quá 60% chỉ tiêu hệ chính quy. Với tình trạng chất lượng tại chức nhiều bất cập, quy định này là ngưỡng để các trường đảm bảo chất lượng tối thiểu.

* Nhưng GD-ĐT làm thế nào kiểm soát khi người học và người đào tạo cùng bắt tay nhau để... giảm chất lượng?

- Quản lý trước hết bằng các văn bản pháp quy. Hiện nay đã có quy chế đào tạo vừa làm vừa học, quy chế tuyển sinh. Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục điều chỉnh hệ thống văn bản để việc quản lý, kiểm soát chất lượng tốt hơn. Khi Luật giáo dục đại học được thông qua, hệ thống các trường đại học sẽ được phân tầng. Khi đó, các trường đại học có chức năng nghiên cứu sẽ không được đào tạo tại chức. Việc đào tạo tại chức chỉ giao cho các trường đào tạo nghề nghiệp, ứng dụng.

Ngoài ra, sẽ phát triển hệ thống các trường cộng đồng - nơi có thể áp dụng các chương trình mềm dẻo cho mục tiêu học tập suốt đời.

* Nhiều ý kiến cho rằng cần áp dụng một chương trình, công nghệ đào tạo khác đối với tại chức chứ không phải kiểu đào tạo theo “phiên bản của hệ chính quy” ở mức dễ dãi hơn như hiện nay?

- Quan điểm của tôi là chất lượng chương trình tại chức phải ngang bằng chính quy. Hệ tại chức hay chính quy đều cần đánh giá trên một thước đo chung, một chuẩn đầu ra chung. Và tiến tới các trường sẽ chỉ có một loại bằng cho người học theo các phương thức khác nhau (chính quy, tại chức). Những điều chỉnh về sau này của Bộ GD-ĐT cũng hướng đến mục đích này.

Người học tại chức, vì đặc thù “vừa làm vừa học”, có thể sử dụng phương thức đào tạo mềm dẻo hơn về thời gian học tập trung, về nội dung kiến thức, phát huy ưu điểm của người có kinh nghiệm thực tế, khả năng tự học, tự nghiên cứu... Nhưng không có nghĩa là phải sử dụng công nghệ đào tạo khác hẳn, càng không thể áp dụng một chương trình nhẹ hơn chính quy, cắt xén bớt môn học, lượng kiến thức.

Hiện nay với tính linh hoạt của phương thức đào tạo tín chỉ, Bộ GD-ĐT khuyến khích một số trường thí điểm để sinh viên tại chức học cùng với chính quy, thi cùng chính quy.

* Để chất lượng tại chức cải thiện, có nên quy định chặt hơn ở đầu vào không, chí ít là chặt chẽ ngang với tuyển sinh chính quy?

- Trong quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT thì đối tượng học tại chức phải là người đã đi làm, có kinh nghiệm thực tế chứ không tuyển học sinh tốt nghiệp phổ thông hoặc người chưa qua thực tế nghề nghiệp. Những năm trước, Bộ GD-ĐT cũng tính đến việc tổ chức một kỳ thi như “ba chung” cho hệ tại chức để “nâng chất lượng đầu vào”, kiểm soát chặt đối tượng học tại chức. Nhưng do tính chất linh hoạt, mềm dẻo của phương thức đào tạo tại chức, quy định tuyển sinh như vậy không phù hợp. Vì vậy, việc tuyển sinh vẫn do các trường chủ động.

Tuy nhiên, trong thời gian tới Bộ GD-ĐT sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn quy định về đối tượng người học và yêu cầu các trường phải sàng lọc mạnh mẽ. Đầu vào cao thì sàng lọc, đào thải có thể ít hơn, nhưng đầu vào thấp, cơ chế sàng lọc, đào thải càng phải được đẩy mạnh.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

 Văn hóa ứng xử: Dân miền Nam "ăn đứt" người miền Bắc

Cười vỡ bụng với clip hát nhép của sinh viên

Chùm ảnh: Những "trò lố" của sinh viên Trung Quốc trong ký túc xá (P3)

PGS Văn Như Cương bàn về thói nói tục, chửi bậy của học trò

Cần đưa chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa vào sách Lịch sử phổ thông

“Hội nghị Diên Hồng” về an toàn giao thông trong trường học

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng