Trẻ trở nên lì lợm vì đòn roi

29/07/2012 06:05
Độc giả Trịnh Thu Hương
(GDVN) - Có những gia đình, đánh đòn những đứa con hư đã trở thành biện pháp giáo dục “thâm căn cố đế”. Bố mẹ cũng đã qua thời được dạy dỗ cho nghiêm khắc nên giáo dục con cái bằng những trận đòn "thừa sống thiếu chết" cũng là chuyện hết sức bình thường.
LTS: Sự việc thầy giáo Phạm Minh Tuấn tại Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2, TP Thái Nguyên vẫn chưa hề "hạ nhiệt" đối với dư luận. Rất nhiều độc giả đã bày tỏ ý kiến của mình xung quanh vấn đề này. Báo GDVN nhận được thư của độc giả Trịnh Thu Hương với quan điểm, đòn roi sẽ khiến trẻ trở nên lì lợm. Như vậy, đòn roi lại trở thành phương pháp phản giáo dục, góp phần hình thành nên tính cách xấu của trẻ.

Trẻ con đang trong quá trình khám phá thế giới nên việc mắc lỗi xảy ra thường xuyên. Nhiều khi, trẻ con lớn lên, trưởng thành từ những lỗi lầm này. Bố mẹ phải là người mở ra một chân trời mới, đồng hành trong suốt hành trình trưởng thành của con. Vì thế kỷ luật là biện pháp cần có trong quá trình giáo dục, nhằm định hướng và hoàn thiện nhân cách của trẻ. Mỗi gia đình thường giữ gìn nề nếp gia phong, truyền từ đời này qua đời khác, dẫn đến cách giáo dục con cũng khác nhau.
Có những gia đình có tiền lệ đánh đòn những đứa con hư  và nó đã trở thành biện pháp giáo dục “thâm căn cố đế”. Bố mẹ cũng đã qua thời được dạy dỗ cho nghiêm khắc nên giáo dục con cái bằng những trận đòn thừa sống thiếu chết cũng là chuyện hết sức bình thường.

Lì lợm một khi đã hình thành trong nhân cách của trẻ thì rất cứng đầu, khó lòng lay chuyển được.
Lì lợm một khi đã hình thành trong nhân cách của trẻ thì rất cứng đầu, khó lòng lay chuyển được.


Bố mẹ thường dùng những tác động đến thân thể con như đánh, bạt tai, tét mông... và trừng phạt tinh thần như chửi mắng, sỉ nhục... mà không quan tâm đến tâm lý của con. Cách giáo dục này được bố mẹ coi là nhanh và hiệu nghiệm nhất. Ngay lập tức con sẽ tỏ ra sợ hãi, nhưng về lâu dài thì lại gây ra những hậu quả không mong muốn.

Nhưng chính sự đánh mắng vô cớ, không chỉ ra cái sai, khập khiễng, bất hợp lý trong hành vi của con dẫn đến tình trạng con sẽ không phục. Con chỉ sợ một vài lần đầu tiên rồi trở nên “lì đòn”. Bố mẹ cứ đánh con như cơm bữa, con ngày thêm lì lợm.

“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, không ai gống ai. Có rất nhiều tình huống đòn roi đưa con vào những tình thế "bí", khiến con trở nên lì lợm.
Rất nhiều bố mẹ trên diễn đàn lamchame.vn than vãn với các bậc phụ huynh là con mình bị bố mẹ đánh gẫy cả roi nhưng vẫn trơ lì, không kêu la, không khóc lóc. Điều đó làm bố mẹ hoảng sợ. Vì trẻ con thường khóc cười tự nhiên, nhưng con không bộc lộ cảm xúc thì liệu nó có bị bệnh gì không?

Mỗi khi con hư, mẹ Quỳnh Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) lại dọa đốt hết sách vở không cho con đi học, lột sạch quần áo, đuổi ra khỏi nhà. Những khi ấy con đều không phản ứng. Chị tâm sự: “Đánh mắng thế thôi, chứ ngoài xã hội đầy rẫy cạm bẫy là thế, ai dám cho con lang thang”.

Bố mẹ ly hôn từ khi Nam còn nhỏ, cậu sống với mẹ tại thành phố Bắc Ninh. Vì vậy, đối với mẹ cậu là tất cả. Mẹ Nam luôn cố gắng làm thật nhiều tiền để bù đắp những thiếu thốn cho con mà quên đi rằng điều con thiếu nhất vẫn là tình cảm. Được chiều chuộng hết mực, Nam trở thành “đại ca" trong lòng bè bạn vì luôn bao trọn gói cho bạn bè tiền ăn uống, chơi bời. Từ đó, Nam nghiễm nhiên có tâm lý muốn gì được đấy. Nếu mẹ không đáp ứng được, cậu sẽ dọa bỏ nhà ra đi, bởi cậu biết mẹ sẽ không thể sống thiếu Nam, sẽ van xin cậu ở lại.

Nhiều cha mẹ chỉ “giơ cao đánh khẽ”, suốt ngày đe dọa sẽ đánh con nhưng thực chất lại không đánh hoặc đánh cho có lệ. Qua một số lần "đánh vặt", con không còn sợ nữa mà còn tỏ ra cứng đầu như thách thức bố mẹ. Nhiều bố mẹ kể lại rằng, có khi cảm thấy bất lực, tuyệt vọng trước con cái. Khuyên bảo, răn đe, roi vọt cũng không còn tác dụng, bố mẹ khóc lóc, dọa tự tử nhưng con vẫn trơ lì không mảy may cảm xúc. Qua nhiều lần bị đánh mắng, trẻ mất dần đi tình cảm yêu thương với cha mẹ, mà thay vào đó là thái độ bất cần, chống đối và có cơ hội thì nổi loạn. 

Tất cả những biểu hiện đó đều trở nên đáng sợ. Từ đó cho thấy, phương pháp dạy con tưởng chừng như “đao to búa lớn” là roi vọt lại trở thành “nước đổ lá khoai”. Lì lợm một khi đã hình thành trong nhân cách của trẻ thì rất cứng đầu, khó lòng lay chuyển được.
 
Nhiều khi đòn roi không mang lại hiệu quả giáo dục mà chỉ làm thoả cơn nóng giận của bố mẹ. Con cái được dạy dỗ nghe theo lời bố mẹ lúc đó chỉ vì bị đòn đau chứ không phải đã biết nhận thức đúng đắn. Điều đó tạo nên vòng luẩn quẩn để cho tính cách lì lợm ở trẻ phát triển. 

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Tải về ngay đáp án thi Đại học chính thức khối A, A1 2012

Điểm chuẩn HV Âm nhạc Huế cao nhất 41

Thủ khoa ĐH Quảng Nam đạt 26 điểm

Thủ khoa ĐH Dân lập Hải Phòng 2012 đạt 26 điểm

Rùng rợn clip thầy dùng hết sức "tra tấn" nhiều học sinh ở Thái Nguyên

Thủ khoa ĐH Chu Văn An đạt 23 điểm

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Độc giả Trịnh Thu Hương