Vệ tinh F-1 của Việt Nam chính thức đi lên quỹ đạo

21/07/2012 15:00
Bích Thảo
(GDVN) - 9h06 ngày 21/7 (11h06 giờ Nhật Bản), Vệ tinh F-1 do phòng Nghiên cứu không gian FSpace, Đại học FPT nghiên cứu chế tạo đã được đưa lên vũ trụ trên tàu vận tải HTV-3 bằng tên lửa đẩy HII-B từ Trung tâm vũ trụ Tanegashima, Nhật Bản. 
8h15 phút giờ Việt Nam những hình ảnh đầu tiên của buổi phóng vệ tinh tại Trung tâm vũ trụ Tanegashima được truyền hình trực tiếp trên Internet qua trang web của NASA, kéo dài trong hơn một giờ đồng hồ. Đúng 9h06 phút, tên lửa chính thức được phóng lên vũ trụ. Nhiệm vụ của tàu HTV-3 là mang khoảng 6 tấn lương thực, thức ăn, nước uống, thiết bị nghiên cứu lên vũ trụ cho các nhà phi hành gia.
Đúng 9h06 phút, tên lửa đẩy HII-B vệ tinh F1 của Việt Nam đã chính thức được phóng lên từ Nhật Bản (Ảnh Bích Thảo)
Đúng 9h06 phút, tên lửa đẩy HII-B vệ tinh F1 của Việt Nam đã chính thức được phóng lên từ Nhật Bản (Ảnh Bích Thảo)
Thông thường khi phóng vệ tinh người ta đặt vệ tinh trực tiếp lên quả tên lửa, sau đó khi tên lửa bay lên cao, nó sẽ đẩy các vệ tinh ra. Tuy nhiên, lần này trung tâm vũ trụ Tanegashima của Nhật Bản kết hợp với Trung tâm vũ trụ NASA của Hoa Kì tiến hành một thử nghiệm mới. Lần này, họ dùng trạm ISS để thả các vệ tinh ra. Cùng chuyến lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS lần này còn có 4 vệ tinh nhỏ khác nhau của Nhật Bản và Mỹ gồm: RAIKO, FITSAT-1, WE WISH và TechEdSat, vệ tinh F1 của Việt Nam được chọn là 1 trong những vệ tinh của NASA tham gia chuyến đi này. Các vệ tinh được đặt vào trong ống phóng J-SSOD. Quá trình nguy hiểm nhất của việc phóng tên lửa là khi tách tầng và gia tốc đầu tiên của tên lửa. Qua 15 phút đầu tiên khi tên lửa được phóng ra khỏi bệ tên lửa vẫn hoạt động bình thường và khi đạt được vận tốc 7,9km/s sẽ chính thức đi vào quỹ đạo. Quá trình phóng tên lửa đã thành công.
Vệ tinh F-1 do ĐH FPT nghiên cứu chế tạo đã được đưa lên quỹ đạo an toàn (ảnh Bích Thảo)
Vệ tinh F-1 do ĐH FPT nghiên cứu chế tạo đã được đưa lên quỹ đạo an toàn (ảnh Bích Thảo)
Dự kiến 6 ngày sau khi phóng, tàu HTV-3 sẽ tiếp cận và lắp ghép với trạm ISS. Các phi hành gia trên trạm sẽ vận chuyển các vệ tinh nhỏ sang module Kibo. Sau đó, đến khoảng tháng 9, các vệ tinh nhỏ sẽ được đưa vào khoang điều áp (airlock). Phi hành gia người Nhật Akihiko Hoshide sẽ điều khiển cánh tay robot của module Kibo nắm lấy ống phóng có chứa 5 vệ tinh đưa ra bên ngoài, hướng xuống phía dưới và thả các vệ tinh nhỏ ra khỏi trạm ISS để bắt đầu nhiệm vụ của mình. Đây sẽ là lần đầu tiên các vệ tinh nhỏ được thả khỏi trạm ISS bằng cánh tay robot, mở ra con đường mới lên quỹ đạo cho các vệ tinh nhỏ. Sự kiện F-1 được phóng lên vũ trụ sẽ ghi thêm một dấu mốc cho ngành khoa học và công nghiệp vũ trụ của Việt Nam, góp phần ứng dụng những thành tựu công nghệ vũ trụ phục vụ phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Ngoài ra, khi được phóng lên vũ trụ vào ngày 21/7, F-1 mang theo một lá cờ Việt Nam thu nhỏ và thẻ nhớ chứa tên và lời nhắn của hơn 7,500 người tham gia chương trình “Gửi tên và lời nhắn lên vũ trụ trên vệ tinh F-1”. Đây là việc làm mang ý nghĩa biểu tượng với thông điệp “Không gian vũ trụ không còn quá xa xôi, chúng ta có thể làm được những điều tưởng như không thể nếu như có quyết tâm!".

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Tải về ngay đáp án thi Đại học chính thức khối A, A1 2012

Điểm chuẩn HV Âm nhạc Huế cao nhất 41

Thủ khoa ĐH Quảng Nam đạt 26 điểm

Thủ khoa ĐH Dân lập Hải Phòng 2012 đạt 26 điểm

Rùng rợn clip thầy dùng hết sức "tra tấn" nhiều học sinh ở Thái Nguyên

Thủ khoa ĐH Chu Văn An đạt 23 điểm

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Bích Thảo