(GDVN) - Ngày 14.2.2014, Thủ tướng đã phát đi công điện số 20/CĐ-TTg về việc tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người.
Trứng gà và gia cầm đã làm sạch được ướp lạnh nhập về Việt Nam vẫn có
nguy cơ mang mầm bệnh cúm A H7N9. Khi được luộc chín sẽ tiêu diệt được
virus nhưng trong quá trình vận chuyển và chế biến không loại trừ virus
cúm này vẫn có thể lây lan.
Cúm A/H1N1 được coi là cúm thường đang vào mùa. Theo thống kê, trong
vòng chưa đầy một tháng, đã có 3 người tử vong vì mắc cúm AH1N1 ở Thanh
Hóa và Yên Bái.
Hôm 30/4, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Lào Cai cho biết, tại
Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh (P.Kim Tân, TP.Lào Cai) xuất hiện 37
trường hợp học sinh mắc các triệu chứng nghi nhiễm cúm A H1N1.
Ngày 29/4, bác sĩ Nguyễn Bá Hy, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng xác nhận bệnh nhân Nguyễn Đình Bửu, 53 tuổi, có kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1. Bệnh nhân đang được cách ly.
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, cho biết: Qua xét nghiệm hơn 400 mẫu gia cầm, Cục Thú y
đã phát hiện 2 mẫu dương tính với vi rút H7.
“Có giết hết chim yến mang mầm bệnh? Tôi khẳng định chắc rằng, không thể
thực hiện được và tiêu huỷ không xuể”, TS-BS Lê Trường Giang - Chủ tịch
Hội Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh - người đã có bề dày kinh nghiệm
trong phòng, chống dịch lở mồm long móng, SARS, A/H5N1, H1N1 - khẳng
định sau quyết định tiêu huỷ khoảng 10.000 con chim yến tại Ninh Thuận
do dịch cúm A/H5N1.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), hiện nay, Việt Nam đang phải đối phó
với 3 chủng virus cúm là cúm A/H1N1, H5N1 và H7N9. Điều đáng lo ngại là
đã có thêm nhiều trường hợp tử vong vì các loại cúm trên.