Theo ông Hiển, trong số 113 bé có phản ứng sau tiêm tại Hà Nội, có 37 bé phải nhập viện cấp cứu, số còn lại được theo dõi tại các trạm y tế xã phường, bệnh viện quận huyện.
Các phản ứng thường gặp ở nhóm bé có tai biến sau tiêm là sốt, quấy khóc, nổi ban toàn thân, giảm trương lực cơ, sưng đau tại chỗ tiêm, thậm chí một số bé có tím tái và co giật.
Theo ông Hiển, hiện có 53 địa phương đã triển khai tiêm Quinvaxem trở lại, song chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia không công bố số trẻ gặp phản ứng sau tiêm tại toàn bộ 53 địa phương đã tổ chức tiêm Quinvaxem, do “thống kê và báo cáo tại các địa phương không chính xác đầy đủ như Hà Nội”!
Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về khả năng phát hiện bệnh sớm qua khám sàng lọc tại các địa phương, tránh hiện tượng trẻ bị phản ứng nặng sau tiêm do bệnh trùng lặp, cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho rằng hiện chất lượng khám sàng lọc đã tốt hơn trước kia, nhưng có một số trường hợp khó sàng lọc như bệnh sốt xuất huyết hoặc bệnh có thời gian ủ bệnh dài.
Theo ông Hiển, hiện có 53 địa phương đã triển khai tiêm Quinvaxem trở lại, song chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia không công bố số trẻ gặp phản ứng sau tiêm tại toàn bộ 53 địa phương đã tổ chức tiêm Quinvaxem, do “thống kê và báo cáo tại các địa phương không chính xác đầy đủ như Hà Nội”!
Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về khả năng phát hiện bệnh sớm qua khám sàng lọc tại các địa phương, tránh hiện tượng trẻ bị phản ứng nặng sau tiêm do bệnh trùng lặp, cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho rằng hiện chất lượng khám sàng lọc đã tốt hơn trước kia, nhưng có một số trường hợp khó sàng lọc như bệnh sốt xuất huyết hoặc bệnh có thời gian ủ bệnh dài.
Ông Phu cũng thừa nhận chất lượng khám sàng lọc và triển khai tiêm ngừa vùng sâu vùng xa còn mặt hạn chế, như hiện nay còn dịch sởi chứng tỏ chất lượng tiêm ngừa sởi ở một số vùng chưa đạt.
Theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, toàn bộ 63/63 địa phương toàn quốc sẽ triển khai tiêm ngừa Quinvaxem trở lại trong tháng 11.
Theo Tuổi trẻ