Ngày 9/9, các hộ dân ở khu nhà N01 - khu nhà để bán Mỹ Đình (xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, HN) đã treo những băng rôn với nội dung: “C.TY C.P.Đ.T Bất động sản Hà Nội vô trách nhiệm với sức khỏe người dân” trong việc “C.TY C.P.Đ.T Bất động sản Hà Nội cung cấp nước nhiễm Asen 370 µg/l”.
Trước sự việc này, Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với một số hộ dân ở khu nhà này. Anh Tô Minh Kiên (Tổ trưởng Ban đại diện lâm thời của cụm dân cư Dự án nhà để bán của Công ty Cổ phần đầu tư Bất động sản Hà Nội, chủ căn hộ 605 – nhà N01, khu nhà để bán Mỹ Đình, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, HN) cho biết ngẫu nhiên mà một gia đình ở đây mang mẫu nước đi phân tích nên mới biết sự việc như vậy vì trước đó nước liên tục bị bẩn. Theo anh Kiên, mẫu nước được đem đi phân tích hoàn toàn tình cờ và kết quả cho thấy hàm lượng asen là 370 µg/l (gấp 37 lần mức cho phép).
Các băng rôn của người dân ở cụm dân cư |
Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Minh Thành – Chủ căn hộ 401 nhà N01 khu nhà ở để bán ở Mỹ Đình (cùng tòa nhà với anh Thăng – người đã đem mẫu nước nhà mình đi phân tích) bức xúc cho biết: “Tôi quá bất ngờ với tỷ lệ Asen như thế này. Sau khi nhận kết quả phân tích tôi đã gọi điện báo cho anh Kiên về tỷ lệ quá cao như vậy.
Trước đây chúng tôi cũng có biết sơ sơ về asen, sau khi xem kết quả phân tích xong, bọn mình còn phải nghiên cứu kỹ về những tác động của asen lên con người. Hiện nhà tôi đang lắp 2 máy lóc nước. Vì nước quá bẩn nên tôi vừa lắp thêm 2 quả lọc ở đầu nguồn nước vào nhà. Tôi nghĩ ở đây tất cả người dân ở đây thấy nước bẩn đều mua máy lọc nước về thì yên tâm có máy lọc thì dùng làm nước uống chứ không nghĩ là có hàm lượng asen lớn như vậy.
Sau khi có kết quả thì mọi người đều hoảng hốt và giật mình. Khi tôi mang mẫu nước nhà tôi đi phân tích thì người làm thí nghiệm giật mình vì hàm lượng asen cao đến mức họ không tin đây là nước sinh hoạt và phải làm thí nghiệm lần 2. Tuy nhiên kết quả hai lần giống nhau”.
Trước đây chúng tôi cũng có biết sơ sơ về asen, sau khi xem kết quả phân tích xong, bọn mình còn phải nghiên cứu kỹ về những tác động của asen lên con người. Hiện nhà tôi đang lắp 2 máy lóc nước. Vì nước quá bẩn nên tôi vừa lắp thêm 2 quả lọc ở đầu nguồn nước vào nhà. Tôi nghĩ ở đây tất cả người dân ở đây thấy nước bẩn đều mua máy lọc nước về thì yên tâm có máy lọc thì dùng làm nước uống chứ không nghĩ là có hàm lượng asen lớn như vậy.
Sau khi có kết quả thì mọi người đều hoảng hốt và giật mình. Khi tôi mang mẫu nước nhà tôi đi phân tích thì người làm thí nghiệm giật mình vì hàm lượng asen cao đến mức họ không tin đây là nước sinh hoạt và phải làm thí nghiệm lần 2. Tuy nhiên kết quả hai lần giống nhau”.
Kết quả phân tích mẫu nước nhà anh Nguyễn Minh Thành với hàm lượng asen gấp 37 lần mức cho phép |
Tiếp chúng tôi, anh Nguyễn Nhật Thăng (chủ căn hộ số 506 nhà N01) nói đùa: “Phóng viên cứ yên tâm uống nước vì nước này từ bình tôi đi mua, không phải nước ở đây đâu mà sợ”.
Anh Thăng chia sẻ: “Trong thời gian từ 2008 đến nay, chỉ một số hộ dân biết và phát hiện nước sinh hoạt nhiễm asen. Các hộ dân ở đây đều khẳng định nước ở đây cực kỳ bẩn. Chúng tôi liên tục đề nghị Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội giải quyết dứt điểm vấn đề về nước. Tuy nhiên Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội đều trả lời như thế này: Hệ thống xử nước sạch ở đây là một phần của dự án đã được phê duyệt chính vì thế kinh phí đầu tư cho việc đấu nối nước cho dự án từ công ty cung cấp nước sạch của Hà Nội nằm ngoài kinh phí quản lý của dự án”.
“Tôi biết rất rõ ở đây sử dụng nước ngầm và muốn khai thác, sử dụng nước ngầm thì phải có giấy phép… và có các biện pháp để xử lý nước sao cho đạt tiêu chuẩn", anh Thăng nói. Cũng theo người dân này, hiện nay, duy nhất có 1 chiếc giếng mà Công ty này khoan và sử dụng từ khi triển khai dự án đến nay ngoài ra không có giếng nào khác. Và nước các hộ dân ở đây dùng là từ giếng khoan đó.
Để kiểm chứng thông tin, phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với ông Mai Hoàng Anh– PGĐ của Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Hà Nội. Ông Hoàng Anh nói: “Chúng tôi đang cho đi kiểm tra lại vì mẫu của họ thí nghiệm lúc nào, cũng không được khách quan. Sau khi họp thì chúng tôi thống nhất với dân là sang tuần thì sẽ thí nghiệm lại. Khi nào có kết quả chúng tôi sẽ thông báo”.
Theo anh Kiên, trạm cấp nước ở đây cung cấp nước cho không chỉ các hộ gia đình ở nhà N01 (khu nhà đông dân cư nhất) mà còn cung cấp cho tất cả các hộ dân ở cụm dân cư này có 125 hộ với khoảng 500 người dân. Từ năm 2010, anh Kiên cùng các hộ dân ở đây liên tục gửi kiến nghị đến Công ty CPĐT BĐS Hà Nội chủ yếu về nội dung nước sạch. Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin tới độc giả diễn biến mới của sự việc.
Ngộ độc asen là các bệnh kinh niên do sử dụng nước uống có chứa asen ở nồng độ cao trong một khoảng thời gian dài. Các hiệu ứng bao gồm sự thay đổi màu da, sự hình thành của các vết cứng trên da, ung thư da, ung thư phổi, ung thư thận và bàng quang cũng như có thể dẫn tới hoại tử. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đề nghị mức giới hạn của asen là 0,01 mg/L trong nước uống; việc hấp thụ một lượng lớn asen trong một thời gian dài có thể dẫn tới ngộ độc asen. Nồng độ asen cao trong nước uống có thể tìm thấy ở một số khu vực sử dụng các nguồn nước tự tạo, chẳng hạn như trong nước của các giếng khoan không qua tinh chế và thẩm định chất lượng bởi các cơ quan y tế có thẩm quyền. (Theo vi.wikipedia.org)
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Quang Tuệ