Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Lai Châu vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Thị Minh Liễu (sinh năm 1973), kế toán trưởng và Trần Thị Huệ (Sinh năm 1972), thủ quỹ - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sìn Hồ tội Tham ô tài sản.
Theo điều tra ban đầu, từ 2017 tới 5/2019, hai cán bộ này đã nhiều lần rút tiền hỗ trợ chính sách cho học sinh dân tộc ít người. Số tiền trên được các bị can dùng vào mục đích chi tiêu cá nhân và không có khả năng chi trả.
Trong đó, đối tượng Liễu được xác định là chủ mưu, đối tượng Huệ là người tiếp tay giúp sức.
Số tiền mà hai cán bộ này đã tham ô chính sách số tiền lên tới 26,5 tỉ đồng.
Một con số quá khủng khiếp đối với một huyện nghèo vùng khó như Sìn Hồ.
Kẻ táng tận lương tâm này đã quá tham lam, ăn chặn “không từ một thứ gì” của trẻ em vùng cao.
Nó không còn chỉ là hành vi tham ô, tham nhũng thông thường như những kẻ xấu xa khác nữa mà nó là một tội ác thực sự.
Quyết định khởi tố của Công an tỉnh lai Châu. Ảnh: VOV |
Có lẽ chúng ta không hề xa lạ với Sìn Hồ, là một trong những huyện biên giới vừa nghèo, vừa non trẻ nhất cả nước.
Với sự cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện, đến nay thu nhập bình quân đầu người của huyện Sìn Hồ mới chỉ đạt 23 triệu đồng/người/năm.
Lương thực bình quân đầu người tại huyện mới đạt gần 522kg/người/năm;
Cả huyện hiện có 6.574 hộ, tỉ lệ tới 40,79% là hộ nghèo. Nếu tính cả 1.761 hộ, tỉ lệ 10.98% cận nghèo thì huyện vùng sâu vùng xa này có tới hơn 50% là nghèo đói.
Nghèo ở 178 bản đặc biệt khó khăn.
Tổng dân số của huyện là 82.852 người (tính đến ngày 30/11/2018) với ngân sách toàn huyện chưa đến 30 tỷ đồng.
“Cái chữ ăn no được” |
Nghèo ở số thu ngân sách địa bàn của cả 80 ngàn dân chỉ đạt 29,5 tỉ đồng.
Năm học 2018 – 2019, huyện Sìn Hồ có 65 đơn vị trường (trong đó, mầm non: 22 trường, tiểu học: 21 trường, trung học cơ sở: 21 trường, tiểu học và trung học cơ sở: 1 trường, phổ thông dân tộc bán trú: 12 trường).
Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Sìn Hồ đã và cố gắng vượt khó khăn, làm tốt công tham mưu, phối hợp chặt chẽ và kịp thời với các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương triển khai và thực hiện có hiệu quả các chương trình, nghị quyết, đề án, kế hoạch về phát triển giáo dục...
Góp phần thu hẹp khoảng cách về chất lượng giữa các vùng, đồng thời, tạo sự lan tỏa và đồng thuận cao của toàn xã hội về công tác giáo dục.
Thế nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn đối với ngành giáo dục huyện biên giới này như vẫn còn hàng trăm nhà học tạm, chính sách cho giáo viên hợp đồng, cơm trưa cho học sinh bán trú được nhà nước hỗ trợ theo nghị định 116...
Tất cả chính sách của nhà nước đã và đang góp phần đổi khác cho giáo dục vùng khó.
Ấy vậy mà chỉ 2 cán bộ làm công tác quản lý giáo dục của huyện này khi được giao “tay hòm, chìa khóa” đã đang tâm ăn chặn chế độ chính sách của các em học sinh.
Ở vùng cao Sìn Hồ còm rất nhiều lớp học tạm, các em học sinh còn đói. Trong Ảnh Lớp học tạm tại trường Tiểu học xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ (Ảnh tư liệu) |
Chỉ trong vòng 3 năm, họ đã ăn chặn, tham ô tới tới 26,5 tỉ đồng tiền chính sách hỗ trợ cho học sinh và giáo viên và đến này họ “không có khả năng chi trả”.
Trong khi họ sử dụng một cách bừa phứa số tiền lớn như vậy thì hàng năm vẫn có rất nhiều chuyến xe từ thiện mang lại hơi ấm cho vùng cao. Những chuyến hàng san sẻ hơi ấm của tình thương, sự tử tế…
Càng nhìn về sự gian khó của đồng bào vùng cao Sìn Hồ càng thấy hành động tham ô của 2 cán bộ quản lý giáo dục là sự táng tận lương tâm.
Những hành động đó sẽ phải trả giá trước phiên tòa bởi sự nghiêm minh của pháp luật, sẽ có một bản án đích đáng.
Xúc động giáo viên vùng biên trèo đèo lội suối vận động học sinh đến trường |
Thế nhưng, phiên tòa đó có thể giải quyết tận gốc tội ác của họ khi họ trục lợi chính sách của nhà nước đối với đồng bào?
Miếng cơm, manh áo của những đứa trẻ vùng cao chỉ mong một ngày được ăn no bị họ ăn chặn trắng trợn.
Cái đói, cái rét của vùng cao không làm cho họ chùn tay thi tham ô công quỹ.
Chỉ 2 con người này đã tham ô 26.5 tỷ đồng có nghĩa là chỉ 2 cán bộ này thôi bằng kẽ hở của pháp luật họ đã có thể biến "mồ hôi công sức" của trên 80 ngàn đồng bào các dân tộc của cả một huyện làm việc cật lực trong vòng 1 năm thành tiền tiêu xài cá nhân.
Hành động tham ô của 2 cán bộ giáo dục này là một tội ác không thể chấp nhận.