Hãi hùng: Bệnh “chân voi” - hiểm họa không của riêng ai

14/05/2012 11:40
LĐP (TH)
(GDVN) - Căn bệnh chân voi có tên khoa học là podoconiosis, do một loại giun sống trong đất ở vùng nhiệt đới gây nên bằng cách làm viêm hệ thống bạch huyết ở chân dẫn đến sưng chân. Hiện căn bệnh “chân voi” này đang ảnh hưởng đến khoảng 4 triệu người trên thế giới. Ở Việt Nam đã có một số trường hợp mắc phải căn bệnh này.
‘Chân voi’ là bệnh lý trong đó một số vùng của cơ thể (nhất là chân, tay, bộ phận sinh dục) bị sưng to quá mức. Nguyên nhân là do hệ bạch huyết ở đó bị tắc nghẽn, khiến dịch bạch huyết tích tụ lại rất nhiều. Da và tổ chức dưới da ở khu vực tổn thương thường dày lên, có thể bị viêm tấy do bội nhiễm vi khuẩn khác.
‘Chân voi’ là bệnh lý trong đó một số vùng của cơ thể (nhất là chân, tay, bộ phận sinh dục) bị sưng to quá mức. Nguyên nhân là do hệ bạch huyết ở đó bị tắc nghẽn, khiến dịch bạch huyết tích tụ lại rất nhiều. Da và tổ chức dưới da ở khu vực tổn thương thường dày lên, có thể bị viêm tấy do bội nhiễm vi khuẩn khác.
Đa số trường hợp, "chân voi" do một loại ký sinh trùng có tên là giun chỉ gây ra, đó là bệnh giun chỉ bạch huyết. Ký sinh trùng này truyền từ người sang người qua vết muỗi đốt.
Đa số trường hợp, "chân voi" do một loại ký sinh trùng có tên là giun chỉ gây ra, đó là bệnh giun chỉ bạch huyết. Ký sinh trùng này truyền từ người sang người qua vết muỗi đốt.
Bệnh chân voi còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác, như lao, hủi, nhiễm liên cầu tái phát; hoặc do môi trường (tiếp xúc nhiều với một số kim loại như silic đioxit). Có tài liệu cho rằng, chân voi hay xuất hiện ở những người dân sống tại miền núi Trung Phi, do tiếp xúc quá nhiều với tàn tro của núi lửa. Đôi khi, không thể xác định nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh chân voi còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác, như lao, hủi, nhiễm liên cầu tái phát; hoặc do môi trường (tiếp xúc nhiều với một số kim loại như silic đioxit). Có tài liệu cho rằng, chân voi hay xuất hiện ở những người dân sống tại miền núi Trung Phi, do tiếp xúc quá nhiều với tàn tro của núi lửa. Đôi khi, không thể xác định nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh có hai thể cấp tính và mạn tính. Bệnh cấp tính có các triệu chứng: sốt, có thể có viêm hạch bạch huyết; dấu hiệu đặc trưng là viêm hạch lympho kiểu lan truyền ngược dòng từ hạch bị viêm; bệnh tiến triển, gây viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn, viêm mạch lympho vùng chậu, bụng…
Bệnh có hai thể cấp tính và mạn tính. Bệnh cấp tính có các triệu chứng: sốt, có thể có viêm hạch bạch huyết; dấu hiệu đặc trưng là viêm hạch lympho kiểu lan truyền ngược dòng từ hạch bị viêm; bệnh tiến triển, gây viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn, viêm mạch lympho vùng chậu, bụng…
Ở bệnh nhân mạn tính là các triệu chứng: tắc mạch với biểu hiện ứ nước tinh hoàn, phù tinh hoàn, giãn mạch bạch huyết nhất là ở các chi, bộ phận sinh dục, vú và bị tật chân voi…
Ở bệnh nhân mạn tính là các triệu chứng: tắc mạch với biểu hiện ứ nước tinh hoàn, phù tinh hoàn, giãn mạch bạch huyết nhất là ở các chi, bộ phận sinh dục, vú và bị tật chân voi…
Điều trị bằng thuốc diethylcarbamazin, có tác dụng tiêu diệt nhanh ấu trùng trong máu, nhưng có tác dụng diệt rất chậm hoặc chỉ gây tổn thương cho giun trưởng thành. Nên muốn điều trị khỏi cần uống thuốc trong 3 tuần.
Điều trị bằng thuốc diethylcarbamazin, có tác dụng tiêu diệt nhanh ấu trùng trong máu, nhưng có tác dụng diệt rất chậm hoặc chỉ gây tổn thương cho giun trưởng thành. Nên muốn điều trị khỏi cần uống thuốc trong 3 tuần.
Để điều trị tật phù chân voi, phải sử dụng các thủ thuật nối mạch bạch huyết và tĩnh mạch, kết hợp với việc loại bỏ mô mỡ và mô xơ thừa dưới da, dẫn lưu tư thế và vật lý trị liệu … Khi bệnh đã phát triển đến độ nhất định thì cần phải tiến hành phẫu thuật để tránh những hậu họa về sau.
Để điều trị tật phù chân voi, phải sử dụng các thủ thuật nối mạch bạch huyết và tĩnh mạch, kết hợp với việc loại bỏ mô mỡ và mô xơ thừa dưới da, dẫn lưu tư thế và vật lý trị liệu … Khi bệnh đã phát triển đến độ nhất định thì cần phải tiến hành phẫu thuật để tránh những hậu họa về sau.
Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để xác định các phân tử chính bị ảnh hưởng bởi biến thể di truyền trong việc tăng nguy cơ nhiễm bệnh chân voi. Đồng thời tiếp tục khuyến cáo người dân nên đi dép, giày để bảo vệ chân.
Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để xác định các phân tử chính bị ảnh hưởng bởi biến thể di truyền trong việc tăng nguy cơ nhiễm bệnh chân voi. Đồng thời tiếp tục khuyến cáo người dân nên đi dép, giày để bảo vệ chân.
Để hạn chế đến mức tối đa sự lây lan cũng như mắc phải bệnh chân voi, mọi người cần phải: Bôi kem kháng sinh lên tất cả các vết thương để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn. Nâng cao vùng chân, tay bị tổn thương và thực hiện các bài tập cho những bộ phận này để giúp bạch huyết lưu thông tốt hơn.
Để hạn chế đến mức tối đa sự lây lan cũng như mắc phải bệnh chân voi, mọi người cần phải: Bôi kem kháng sinh lên tất cả các vết thương để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn. Nâng cao vùng chân, tay bị tổn thương và thực hiện các bài tập cho những bộ phận này để giúp bạch huyết lưu thông tốt hơn.
Rửa sạch sẽ vùng bị tổn thương bằng nước và xà phòng mỗi ngày. Một số nghiên cứu cho thấy, thói quen này có thể làm giảm một cách hiệu quả các triệu chứng của bệnh. Điều này cho thấy, rất nhiều triệu chứng không liên quan trực tiếp tới giun chỉ bạch huyết mà là biểu hiện của các bệnh nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn gây ra.
Rửa sạch sẽ vùng bị tổn thương bằng nước và xà phòng mỗi ngày. Một số nghiên cứu cho thấy, thói quen này có thể làm giảm một cách hiệu quả các triệu chứng của bệnh. Điều này cho thấy, rất nhiều triệu chứng không liên quan trực tiếp tới giun chỉ bạch huyết mà là biểu hiện của các bệnh nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn gây ra.
LĐP (TH)