Hạm đội Hải quân Mỹ |
Mạng "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 16 tháng 1 đưa tin Hải quân Mỹ có kế hoạch tiến hành tổ chức lại và trang bị lại đối với hạm đội mặt nước, sắp xếp lại tàu chiến thành các nhóm nhỏ tác chiến mặt nước, đồng thời tăng thêm số lượng vũ khí chống hạm cho nhiều trang bị hơn. Hải quân Mỹ gọi sự chuyển đổi chiến thuật này là "khả năng sát thương phân tán".
Theo bài báo, gần đây, khi phát biểu tại cuộc hội thảo toàn quốc của Hiệp hội hải quân mặt nước thường niên, thiếu tướng Peter Fanta - người phụ trách tác chiến mặt nước của cơ quan tham mưu hải quân đã tiến hành khái quát sơ bộ về khái niệm "khả năng sát thương phân tán".
Ông nói: "Chỉ cần di động trên mặt nước là phải chiến đấu, đây chính là 'khả năng sát thương phân tán'... để cho mỗi tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu tấn công đổ bộ và tàu tuần duyên đều là một cái gai đối với kẻ thù".
Theo trang mạng quân sự Mỹ, tại hội thảo, Tư lệnh lực lượng mặt nước hải quân, trung tướng hải quân Thomas Rowden đã tiến hành giải thích tiếp theo đối với chiến thuật này. Ông nói: "Chúng tôi dự định, tiến hành nâng cấp vũ khí đối với trang bị hiện có một cách tối đa để có được khả năng sát thương toàn diện hơn".
Tàu khu trục Hải quân Mỹ |
Các phát biểu tại hội thảo chỉ ra, hải quân sẽ sử dụng vũ khí và bộ cảm biến với chi phí thấp để tiến hành nâng cấp toàn diện đối với các tàu chiến hiện có, bao gồm tàu khu trục Aegis, tàu tuần dương, tàu tiếp tế và tàu tuần duyên Tuy nhiên, nhiều chi tiết hơn có liên quan đến tổ chức lại lần này chỉ khi Tổng thống công bố đề nghị ngân sách năm tài khóa 2016 vào tháng sau mới trở nên rõ ràng.
Năm 2014, Hải quân Mỹ không thể không chấp nhận cắt giảm ngân sách, đã đẩy lùi việc cải tiến, đổi mới và bảo dưỡng, sửa chữa đối với tàu chiến hải quân. Xu thế này rất có thể tiếp tục trong năm 2015. Peter Fanta nói: "Ngân sách đang giảm đi".
Nhưng, về điểm này cần nhìn nhận khách quan: Năm 2014, tổng tải trọng của tàu chiến triển khai của Hải quân Mỹ tương đương với tổng số trọng tải tàu chiến triển khai của hải quân 16 nước khác đứng sau Mỹ.
Nguyên nhân chủ yếu chuyển đổi sang chiến thuật "khả năng sát thương phân tán" là năng lực "chống can thiệp/ngăn chặn khu vực" của lực lượng vũ trang Trung Quốc, Iran và Nga ngày càng tăng cường.
Trong bài viết trên tờ "Tập san Viện Hải quân Mỹ", Thomas Rowden, Peter Fanta và thiếu tướng hải quân Peter Gumataotao đã tóm tắt về nguyên nhân căn bản tái tổ chức hạm đội mặt nước. Họ lý lẽ rằng: "Chuyển hướng sang thế tấn công là phản ứng đối với việc nghiên cứu phát triển vũ khí và thiết bị cảm biến dùng cho chống can thiệp/ngăn chặn khu vực có uy lực ngày càng mạnh”.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Perry Hải quân Mỹ trong một cuộc tập trận |
“Những vũ khí và thiết bị này chuyên nhằm làm cho Hải quân Mỹ không thể đi lại tự do, từ đó không thể điều động lực lượng quân sự để bố trí... Một khi kẻ thù ngăn chặn ưu thế của chúng ta, khả năng răn đe của triển khai quân đội ở tuyến đầu bị suy yếu, cam kết của chúng ta với đồng minh và đối tác cũng đã bị ảnh hưởng tiêu cực”.
“Chuyển sang thế tấn công rất cần thiết đối với 'mở rộng phân tán chiến trường', điều này làm cho lựa chọn mục tiêu trở nên phức tạp hơn, đồng thời đã tạo điều kiện có lợi hơn cho điều động lực lượng ở khu vực cần thiết".
Đến nay, Hải quân Mỹ vẫn thiếu vũ khí chống hạm tầm xa thích hợp để tiến hành tổ chức lại hạm đội mặt nước dựa trên quan điểm "khả năng sát thương phân tán". Một loại vũ khí trong tương lai có thể mua là "tên lửa tấn công hải quân" do Công ty vũ khí Kongsberg Na Uy chế tạo. Nhưng tính đến nay, quyết định liên quan đến mua sắm hệ thống vũ khí mới chưa được đưa ra.
Ngoài ra, vài tác giả bài viết này của "Tập san Viện Hải quân Mỹ" đã đưa ra yêu cầu khác đối với ý tưởng của họ như hoàn thiện năng lực thu thập tình báo/theo dõi/trinh sát và truyền số liệu, mua sắm vũ khí tấn công tầm trung chi phí thấp và pháo ray điện mới.
Tái tổ chức loại chiến thuật mới này cho thấy, hạm đội mặt nước của Hải quân Mỹ chỉ làm lực lượng phòng không của cụm chiến đấu tàu sân bay, đảm nhiệm pháo đài di động của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, thời kỳ trang bị tấn công làm nhiệm vụ tấn công đối đất đã kết thúc.
Nhưng, Hải quân Trung Quốc và Nga sẽ ứng phó với sự chuyển đổi này như thế nào vẫn còn đợi quan sát.
Vũ khí trên tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard Hải quân Mỹ trong một cuộc huấn luyện tại Biển Đông vào tháng 4 năm 2014 |