Russia Beyond the Headlines ngày 7/10 đăng bài phỏng vấn một số học giả Nga xung quanh quan hệ Mỹ - Việt qua việc 2 tàu quân sự Mỹ ghé cảng Cam Ranh tuần qua. Tờ báo này cho biết:
Các chuyên gia Moscow không mấy ấn tượng với các hoạt động diễn tập chung giữa Hải quân Mỹ và Việt Nam, đánh giá thấp những hậu quả có thể có do sự liên kết địa chính trị của Hà Nội (với Hoa Kỳ).
Đã có những báo cáo nhận định rằng, để đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí trang bị, Việt Nam đã ký hợp đồng với Ấn Độ để đào tạo đội thủy thủ tàu ngầm điều khiển các tàu ngầm Kilo mua của Nga.
Đồng thời Việt Nam cũng tìm mua vũ khí của Israel. Một số người cho rằng đây là dấu hiệu của một sự thay đổi trong chính sách ưu tiên, trong khi một số khác bác bỏ các giả thiết này.
Tướng Yevgeny Buzhinsky, ảnh: BBC. |
Trung tướng đã nghỉ hưu Yevgeny Buzhinsky, Phó chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu chính sách PIR ở Moscow cho rằng Việt Nam đã thay đổi.
"Việt Nam ngày nay không còn là Việt Nam trong những ngày của Liên Xô. Họ đang theo đuổi một chính sách ngoại giao đa cực.
Tuy nhiên, Nga có khả năng vẫn giữ một vị trí nhất định, đặc biệt là trong việc cung cấp vũ khí khí tài, đối tác chính của Việt Nam.
Việt Nam không xem xét khả năng chuyển Cam Ranh thành một "thành trì" của Hải quân Nga trong khu vực."
93% vũ khí trang bị của Việt Nam do Liên Xô hoặc Nga sản xuất, thay thế các loại vũ khí trang bị này mất nhiều năm và đầu tư rất lớn.
Viktor Litovkinm, một nhà quan sát quân sự của hãng thông tấn TASS nửa đùa nửa thật, Việt Nam không quan tâm nhiều đến việc thay thế các loại vũ khí giúp họ chiến thắng Hoa Kỳ bằng vũ khí đến từ chính nước bại trận.
Về vấn đề cảng Cam Ranh, cho đến nay quân đội Nga được phép truy cập sử dụng dịch vụ sửa chữa, bảo trì, bổ sung hậu cần và là nơi nghỉ ngơi cho các đoàn thủy thủ trong những chuyến đi xa.
Về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Giáo sư Alexander Lomanov từ Viện Nghiên cứu Viễn Đông cho rằng:
"Việt Nam đã thực sự bẫt mãn với việc Trung Quốc hạ đặt (bất hợp pháp) giàn khoan 981 trong (vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam) gần quần đảo Hoàng Sa.
Việt Nam cũng đã phản ứng giận dữ với việc xây dựng đảo nhân tạo, đường băng quân sự khá gần bờ biển của họ.
Bắc Kinh dường như muốn làm dịu những nghi ngờ bằng cách tuyên bố sẽ cung cấp "dịch vụ công cộng" vì an ninh khu vực từ các đảo nhân tạo này.
Tạo ra một bầu không khí của niềm tin và tương tác tích cực trong khu vực hiện nay là điều bắt buộc đối với ngoại giao Trung Quốc."
Chỗ đứng của Moscow
Vladimir Mikhleev, tác giả bài báo trên RBTH nhận định, còn quá sớm để đưa ra đánh giá về chỗ đứng của Moscow. Những gì đang diễn ra không đồng nghĩa với việc Nga đang bị gạt ra bên lề.
Quan hệ Mỹ - Việt có những giới hạn rõ ràng đến tiềm năng phát triển, do những bất bình và định kiến quá khứ vẫn còn đóng cứng.
Đối với Nga, khả năng Việt Nam đã có một đồng minh mới từng là kẻ thù không đội trời chung là rất ít trong trung hạn.
Trong năm 2015, Việt Nam đã ký một thỏa thuận thương mại tự do với liên minh Kinh tế Á - Âu do Nga dẫn đầu. Hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng giữa Nga với Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển.
Nguồn: