Tiết Lực. |
Tờ Đại Công Báo xuất bản tại Hồng Kông ngày 1/9 đăng bài phân tích của Tiết Lực, một học giả hiện là Phó phòng Chiến lược quốc tế, Sở Kinh tế - chính trị thế giới thuộc viện Khoa học xã hội Trung Quốc đề xuất mô hình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, trong đó đáng chú ý có mô hình bàn tròn 7 bên ở Trường Sa và đàm phán song phương Việt Nam - Trung Quốc ở Hoàng Sa. Ông Lực cho rằng, xung quanh vấn đề tranh chấp Biển Đông hiện nay có 3 luồng quan điểm khác nhau. 5 nước thành viên ASEAN có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia chủ trương đàm phán đa phương, Trung Quốc và Đài Loan kiên quyết đòi đàm phán song phương và nhóm thứ 3 gọi là nhóm trung gian. Trong nhóm trung gian này, ông Lực chia thành 3 phái, một phái ủng hộ quan điểm đàm phán đa phương gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ. Phái thứ 2 ngả theo quan điểm của Trung Quốc có Camphuchia, Nga và Đài Loan. Phái thứ 3 duy trì quan điểm trung lập gồm Lào, Thái Lan, Myanmar, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Triều Tiên và EU. Một thực tế không thể phủ nhận hiện nay vấn đề Biển Đông đã trở thành chướng ngại chủ yếu trong quan hệ giữa Trung Quốc với ASEAN và liên quan đến rất nhiều nước, từ đó ảnh hưởng đến an ninh và ổn định trong khu vực, nếu cứ tiếp tục xu thế này thì các bên liên quan đều phải hứng chịu những "thiệt hại phổ biến và nghiêm trọng". Do đó, ông Lực cho rằng việc giải quyết tranh chấp Biển Đông với thái độ xây dựng là điều các bên đều mong muốn, tuy nhiên cái khó nằm ở chỗ cơ chế giải quyết đưa ra làm sao các bên có thể chấp nhận được và mang tính khả thi. Theo Tiết Lực, do tính chất phức tạp của tranh chấp Biển Đông, các bên có quan điểm đàm phán đa phương một cách tuyệt đối và phía còn lại kiên quyết đòi đàm phán song phương khó có thể chấp nhận được quan điểm của nhau. Trong tình hình đó, Tiết Lực cho rằng nên tìm kiếm một giải pháp linh hoạt các bên có thể chấp nhận được, đó là khoanh vùng tranh chấp theo các đảo và bãi đá, vùng biển cũng như vấn đề tranh chấp để lựa chọn phương án đàm phán thích hợp. Cụ thể, riêng tại khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) Tiết Lực đề xuất phương án đàm phán bàn tròn 7 bên gồm Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei và Philippines. Trong số 7 bên này ông Lực đề xuất tiếp tục chia nhỏ theo vấn đề, ví dụ như Indonesia không tranh chấp các đảo và bãi đá trong quần đảo Trường Sa nhưng một bộ phận vùng đặc quyền kinh tế mà nước này tuyên bố chồng lấn với một phần khu vực quần đảo Trường Sa mà các bên còn lại có yêu sách chủ quyền thì Indonesia chỉ tham gia đàm phán vùng chồng lấn, không đàm phán các đảo, bãi đá ở Trường Sa. Tuy nhiên, với các bên còn lại dường như Tiết Lực có ý đồ "xé lẻ" quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam và Việt Nam có đầy đủ bằng chứng khẳng định chủ quyền với toàn bộ quần đảo này) trong đàm phán khi cho rằng Việt Nam "chỉ nên tham gia đàm phán khu vực phía Tây quần đảo Trường Sa?! Đối với Philippines, Tiết Lực cho rằng chỉ nên tham gia đàm phán khu vực phía Đông quần đảo Trường Sa, Brunei chỉ lên đàm phán khu vực bãi Lusia Reef và vùng biển phụ cận, Malaysia chỉ tham gia đàm phán một phần phía Nam quần đảo Trường Sa và Đài Loan thì "sau khi thảo luận với Trung Quốc sẽ tự quyết định"?! Đề xuất của Tiết Lực thoáng nghe có vẻ như thiện chí nhưng lại ngầm chứa một âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt khi định "xé lẻ quần đảo Trường Sa", không nhắc gì tới Trung Quốc coi như ngầm hiểu rằng Bắc Kinh sẽ đàm phán với từng nhóm ở từng khu vực cụ thể trong quần đảo Trường Sa sau khi đã tách nhóm. Về bản chất, thủ đoạn này không khác gì quan điểm đàm phán tay đôi của Trung Quốc hiện nay mà còn có phần tinh vi và nguy hiểm hơn. Thực tế quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và Việt Nam có đầy đủ bằng chứng khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với quần đảo này, không có chuyện Việt Nam "chỉ tham gia đàm phán khu vực phía Tây quần đảo Trường Sa" như cái bẫy ông Lực đang giăng ra hòng lừa đối phương từ bỏ yêu sách chủ quyền của mình đối với những khu vực còn lại, tuyệt đối không thể có chuyện phi lý như vậy. Với khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm và đồn trú bất hợp pháp toàn bộ quần đảo từ năm 1974 trở lại đây, bất chấp luật pháp quốc tế cũng như sự phản đối kiên quyết và liên tục của Việt Nam, ông Lực thừa nhận là "có tranh chấp" và nên được giải quyết thông qua đàm phán song phương giữa Trung Quốc với Việt Nam, một điều lâu nay Bắc Kinh vẫn tìm cách né tránh, phớt lờ. Tranh chấp chủ quyền Biển Đông thực tế là vấn đề vô cùng phức tạp, liên quan tới nhiều bên, ảnh hưởng tới an ninh, hòa bình và ổn định trong khu vực cần có sự nỗ lực chung của các bên tìm kiếm giải pháp ngăn ngừa xung đột, một trong những giải pháp trước mắt được đánh giá cao hơn cả là đàm phán, ký kết bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC thì ông Lực không đề cập gì tới, Tiết Lực cũng không nhắc tới đường lưỡi bò 9 đoạn, nguồn gốc của những leo thang tranh chấp phức tạp trên Biển Đông. Về phía giới chức Trung Quốc, đến thời điểm hiện tại chưa có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc thực sự có thiện chí ngồi lại tìm cách giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, ngược lại Bắc Kinh đang cố gắng hoãn binh ký kết COC, đánh lạc hướng sự chú ý của ASEAN khỏi tranh chấp Biển Đông và tiếp tục có những động thái mở rộng hơn nữa ảnh hưởng và hoạt động bất hợp pháp trên thực địa hòng chiếm lợi thế trên bàn đàm phán sau này.
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Mọi ý kiến nhận xét, đóng góp về bài viết xin quý độc giả vui lòng gửi về địa chỉ doanphuc@giaoduc.net.vn, trân trọng cảm ơn!
- EU Times: Putin ra lệnh tấn công Ả Rập Saudi nếu Syria bị đánh
- Cựu trùm tình báo Israel: Putin là người duy nhất có thể cứu Syria
- SCMP: Trung Quốc xỉ nhục Tổng thống Philippines vì chuyện Biển Đông
- Nga điều tàu chống ngầm, tuần dương hạm tên lửa tới gần Syria
- Anh từ chối đánh Syria không hề ảnh hưởng đến quyết tâm của Pháp
- Tướng Carlisle: Sẽ dùng một nửa số F-22 hiện có nếu xung đột với TQ
- Trung Quốc muốn mượn tay Thái Lan đánh lạc hướng ASEAN về Biển Đông?
- Báo Li-băng: Hezbollah báo động rút toàn lực lượng khỏi Syria 24h tới
- Syria di tản tên lửa Scud Lữ đoàn 155 trong danh sách mục tiêu của Mỹ
- Chuyên gia: Hezbollah có thể ảnh hưởng tới quyết định tấn công Syria
Hồng Thủy