Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho teen không có tâm trạng để học hành, thực hiện các kế hoạch, dự định, hoàn thành các việc còn dang dở cuối năm, như: quá căng thẳng vì bài vở dồn dập, áp lực học tập, đợi “nước đến chân mới nhảy” nên không kịp… Tâm lý hoang mang sinh ra sự chán nản, cộng thêm việc không có động lực để làm nên họ càng lười và càng trì trệ.
Đối với học sinh cấp 3, đặc biệt là teen 12, họ không mong Tết lắm vì áp lực điểm số của họ rất lớn, dù lười cũng phải ráng học nếu không muốn bị điểm kém và thua sút bạn bè.
Nhưng với sinh viên thì hội chứng chờ Tết biểu hiện rõ rệt hơn, khi tài liệu chất đống mà họ thì mất tập trung, bên cạnh đó, đây là thời điểm kết thúc các môn học và được nghỉ rất nhiều nên họ tranh thủ…về quê, rồi…lơ luôn chuyện học.
Bích Loan (sinh viên năm 1 ĐH Văn Lang) chia sẻ: “Mới học năm đầu nên mình chưa thích nghi kịp. Bài vở nhiều quá, nhưng chẳng có động lực để học gì cả. Mình chỉ mong đến Tết để được về thăm gia đình, mong lắm rồi!”.
“Thời gian trôi qua nhanh lắm. Mình chưa kịp làm gì thì thấy tháng 11 đã trôi qua, giờ thì sắp đến Noel, Tết năm nay lại đến sớm, chưa đầy 2 tháng nữa. Cứ nghĩ đến việc được nghỉ Tết bỗng mình thấy vui và…chẳng muốn làm gì cả, cứ mong đến Tết để được thoải mái”, Yến Linh (lớp 12 trường THPT NK) nói.
Thật sự, khi bạn cảm thấy mệt mỏi và lười nhác trong khi thời gian luôn đầy ắp và không có điều gì khiến bạn bận tâm, thì có thể bạn đang khá căng thẳng xen lẫn chán chường khi cuộc sống hơi vô vị và bạn không có mục tiêu gì cụ thể, kể cả khi bạn cần phải hoàn thành nốt deadline, ôn bài để thi học kì, hoàn thành cho xong nhiệm vụ được giao, thì bạn cũng chẳng thể làm nổi vì cảm thấy thiếu sự hứng thú.
Đó là điều hoàn toàn bình thường và không ít chúng ta đều cảm thấy mệt mỏi vào cuối năm, khi cường độ làm việc căng thẳng và quá sức nhưng chúng ta lại ôm đồm không xuể, sự thiếu tự tin xuất hiện, và lý do “chờ Tết” là để trốn tránh cho mớ công việc hỗn độn đang chực chờ.
Vậy, làm cách nào để “thức tỉnh” bản thân để tập trung hoàn thành xong các công việc của năm trước sự cám dỗ của không khí lễ hội Noel và hương Tết đến gần?
Đây là 3 kinh nghiệm rất hay từ 3 bạn, hãy cùng tham khảo và lựa chọn cho mình cách thích hợp nhất bạn nhé!
“Ngày này năm ngoái, mình stress cực độ vì bài kiểm tra dày đặc nhưng đầu trống rỗng, mình không thể học nổi, chỉ biết đọc truyện, xem tivi và nghe nhạc để trốn tránh thực tại. 3 ngày tiếp theo đó, thấy không ổn, mình ráng đọc vài chữ trong sách, mình cứ đọc, cứ làm bài, dù rất chán và cứ vài phút lại online hoặc đi chơi.
Nhưng thật lạ là, mình từ từ bớt lười hơn, mỗi ngày mỗi tiến bộ khi học và làm được nhiều hơn. Gần đến Noel cũng là lúc mình tập trung học tập tốt nhất. Lần thi học kì đó kết quả không tốt, nhưng chẳng quá tệ.
Kinh nghiệm mình rút ra được là: dù lười đến mấy cũng hãy cố cầm quyển sách lên, điều này sẽ khiến não bộ bạn tự ép bạn vào khuôn khổ và tự khắc bạn sẽ biết ý thức, cơn lười cũng sẽ đi xa dần dần”, Bảo Kim (sinh viên năm 1 ĐH Y Dược) bày tỏ.
“Nếu cái đầu của bạn thúc giục “hãy học đi, làm đi, và chạy nhanh lên, cuối năm rồi cơ mà!”, nhưng cảm xúc của bạn thì “còn sớm, cứ từ từ, mệt mỏi quá, có làm đến mấy cũng chẳng xong!”.
Do chính bạn tự áp đặt rằng bản thân không đủ khả năng đó thôi. Sao bạn không thử thay đổi tư tưởng rằng: “Mình sẽ làm được, sẽ học xong bài trước Tết và làm đúng nhiệm vụ được giao”. Niềm tin sẽ tạo ra một động lực và bạn sẽ tự khắc chủ động làm việc, như một phép lạ vậy!” - Hoàng Tuấn (lớp 12 trường THPT LHP) cho biết.
“Thay vì chờ đợi một cái gì đó chưa đến, hãy dành thời gian đó để làm việc có ích trước. Mình nhấn mạnh nhé, việc có ích. Tức là bạn đang chán nản, thì không cần thiết phải gượng ép bản thân làm gì, hãy làm việc bạn thích trước. Bạn muốn mua sắm cho Noel? Cứ đi. Bạn muốn đi ăn kem với người yêu? Cứ đi.
Nói chung là xả stress hết, tự giải tỏa đầu óc, sau đó là làm việc bạn cảm thấy có ý nghĩa, chẳng hạn như dọn dẹp nhà cửa hay đọc một quyển sách hạt giống tâm hồn. Khi bạn cảm thấy bản thân mình không vô dụng, cảm thấy được chính mình đang tồn tại, đang yêu đời và đang giúp ích cho đời, bạn sẽ không chờ Tết nữa, thậm chí bạn còn làm được rất nhiều điều thú vị từ bây giờ cho đến khi Tết đến đấy!”, Nhã Uyên (sinh viên năm 2 ĐH Kinh Tế).
Bạn đã cảm thấy mình có những dấu hiệu “chờ Tết”? Bạn lười, thiếu động lực và đang cực kì lo sợ? Đừng lo, còn gần 2 tháng cho bạn. Hãy tự vực dậy bản thân và tăng tốc vào cuối năm nhé! Thành công đang chờ bạn đấy!
Đối với học sinh cấp 3, đặc biệt là teen 12, họ không mong Tết lắm vì áp lực điểm số của họ rất lớn, dù lười cũng phải ráng học nếu không muốn bị điểm kém và thua sút bạn bè.
Nhưng với sinh viên thì hội chứng chờ Tết biểu hiện rõ rệt hơn, khi tài liệu chất đống mà họ thì mất tập trung, bên cạnh đó, đây là thời điểm kết thúc các môn học và được nghỉ rất nhiều nên họ tranh thủ…về quê, rồi…lơ luôn chuyện học.
Bích Loan (sinh viên năm 1 ĐH Văn Lang) chia sẻ: “Mới học năm đầu nên mình chưa thích nghi kịp. Bài vở nhiều quá, nhưng chẳng có động lực để học gì cả. Mình chỉ mong đến Tết để được về thăm gia đình, mong lắm rồi!”.
“Thời gian trôi qua nhanh lắm. Mình chưa kịp làm gì thì thấy tháng 11 đã trôi qua, giờ thì sắp đến Noel, Tết năm nay lại đến sớm, chưa đầy 2 tháng nữa. Cứ nghĩ đến việc được nghỉ Tết bỗng mình thấy vui và…chẳng muốn làm gì cả, cứ mong đến Tết để được thoải mái”, Yến Linh (lớp 12 trường THPT NK) nói.
Thật sự, khi bạn cảm thấy mệt mỏi và lười nhác trong khi thời gian luôn đầy ắp và không có điều gì khiến bạn bận tâm, thì có thể bạn đang khá căng thẳng xen lẫn chán chường khi cuộc sống hơi vô vị và bạn không có mục tiêu gì cụ thể, kể cả khi bạn cần phải hoàn thành nốt deadline, ôn bài để thi học kì, hoàn thành cho xong nhiệm vụ được giao, thì bạn cũng chẳng thể làm nổi vì cảm thấy thiếu sự hứng thú.
Đó là điều hoàn toàn bình thường và không ít chúng ta đều cảm thấy mệt mỏi vào cuối năm, khi cường độ làm việc căng thẳng và quá sức nhưng chúng ta lại ôm đồm không xuể, sự thiếu tự tin xuất hiện, và lý do “chờ Tết” là để trốn tránh cho mớ công việc hỗn độn đang chực chờ.
Đây là 3 kinh nghiệm rất hay từ 3 bạn, hãy cùng tham khảo và lựa chọn cho mình cách thích hợp nhất bạn nhé!
“Ngày này năm ngoái, mình stress cực độ vì bài kiểm tra dày đặc nhưng đầu trống rỗng, mình không thể học nổi, chỉ biết đọc truyện, xem tivi và nghe nhạc để trốn tránh thực tại. 3 ngày tiếp theo đó, thấy không ổn, mình ráng đọc vài chữ trong sách, mình cứ đọc, cứ làm bài, dù rất chán và cứ vài phút lại online hoặc đi chơi.
Nhưng thật lạ là, mình từ từ bớt lười hơn, mỗi ngày mỗi tiến bộ khi học và làm được nhiều hơn. Gần đến Noel cũng là lúc mình tập trung học tập tốt nhất. Lần thi học kì đó kết quả không tốt, nhưng chẳng quá tệ.
Kinh nghiệm mình rút ra được là: dù lười đến mấy cũng hãy cố cầm quyển sách lên, điều này sẽ khiến não bộ bạn tự ép bạn vào khuôn khổ và tự khắc bạn sẽ biết ý thức, cơn lười cũng sẽ đi xa dần dần”, Bảo Kim (sinh viên năm 1 ĐH Y Dược) bày tỏ.
“Nếu cái đầu của bạn thúc giục “hãy học đi, làm đi, và chạy nhanh lên, cuối năm rồi cơ mà!”, nhưng cảm xúc của bạn thì “còn sớm, cứ từ từ, mệt mỏi quá, có làm đến mấy cũng chẳng xong!”.
Do chính bạn tự áp đặt rằng bản thân không đủ khả năng đó thôi. Sao bạn không thử thay đổi tư tưởng rằng: “Mình sẽ làm được, sẽ học xong bài trước Tết và làm đúng nhiệm vụ được giao”. Niềm tin sẽ tạo ra một động lực và bạn sẽ tự khắc chủ động làm việc, như một phép lạ vậy!” - Hoàng Tuấn (lớp 12 trường THPT LHP) cho biết.
“Thay vì chờ đợi một cái gì đó chưa đến, hãy dành thời gian đó để làm việc có ích trước. Mình nhấn mạnh nhé, việc có ích. Tức là bạn đang chán nản, thì không cần thiết phải gượng ép bản thân làm gì, hãy làm việc bạn thích trước. Bạn muốn mua sắm cho Noel? Cứ đi. Bạn muốn đi ăn kem với người yêu? Cứ đi.
Nói chung là xả stress hết, tự giải tỏa đầu óc, sau đó là làm việc bạn cảm thấy có ý nghĩa, chẳng hạn như dọn dẹp nhà cửa hay đọc một quyển sách hạt giống tâm hồn. Khi bạn cảm thấy bản thân mình không vô dụng, cảm thấy được chính mình đang tồn tại, đang yêu đời và đang giúp ích cho đời, bạn sẽ không chờ Tết nữa, thậm chí bạn còn làm được rất nhiều điều thú vị từ bây giờ cho đến khi Tết đến đấy!”, Nhã Uyên (sinh viên năm 2 ĐH Kinh Tế).
Bạn đã cảm thấy mình có những dấu hiệu “chờ Tết”? Bạn lười, thiếu động lực và đang cực kì lo sợ? Đừng lo, còn gần 2 tháng cho bạn. Hãy tự vực dậy bản thân và tăng tốc vào cuối năm nhé! Thành công đang chờ bạn đấy!
Theo Mực tím