Horst Faas - Huyền thoại chụp ảnh Chiến tranh Việt Nam đã qua đời

11/05/2012 15:38
Nguyễn Hường (theo MSNBC)
(GDVN) - Phóng viên ảnh chiến trường Horst Faas, người từng chụp nhiều bức ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam cho hãng tin AP, đã qua đời hôm 10/5 ở tuổi 79.
Phóng viên ảnh chiến trường Horst Faas, người từng chụp nhiều bức ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam cho hãng tin AP, đã qua đời hôm 10/5 ở tuổi 79.
Nhiếp ảnh gia Horst Faas tại Việt Nam năm 1967.
Nhiếp ảnh gia Horst Faas tại Việt Nam năm 1967.
Ông Faas, người gốc Đức, từng đoạt bốn giải thưởng ảnh quan trọng, trong đó có hai giải Pulitzer trong sự nghiệp của mình. Ông cũng đã từng đảm nhiệm chức vụ trưởng phân xã ảnh của hãng AP tại Sài Gòn (bây giờ là TP. HCM) vào lúc cao trào cuộc chiến tranh ở Việt nam.>> XEM NHỮNG BỨC ẢNH CHIẾN TRANH VIỆT NAM NỔI TIẾNG CỦA HORST FAAR. Khi không ở giữa lòng cuộc xung đột, Faas làm việc tại căn cứ AP ở Sài Gòn, xem và chọn ảnh của các phóng viên ảnh trực thuộc để chuyển đi khắp thế giới.
Horst Faas (giữa) và nhiếp ảnh gia người Mỹ gốc Việt Nick Ut (phải) trong một bữa tiệc được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 28/4/2005. Ông Út từng làm việc cho AP dưới sự hướng dẫn của ông Faas và trở thành 1 trong 6 phóng viên ảnh chiến tranh Việt Nam của hãng AP đã giành giải Pulitzer.
Horst Faas (giữa) và nhiếp ảnh gia người Mỹ gốc Việt Nick Ut (phải) trong một bữa tiệc được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 28/4/2005. Ông Út từng làm việc cho AP dưới sự hướng dẫn của ông Faas và trở thành 1 trong 6 phóng viên ảnh chiến tranh Việt Nam của hãng AP đã giành giải Pulitzer.
Ở Sài Gòn ông đào tạo và hướng dẫn cho các phóng viên ảnh trẻ ghi được nhiều bức ảnh  tiêu biểu cho cuộc chiến tranh dài gồm bức ảnh của Eddie Adams về vụ xử bắn một tù binh của quân đội Bắc Việt (người Mỹ khi đó gọi là Việt Cộng) và bức của Nick Út ghi lại vụ một bé gái trần truồng chạy thoát sau vụ tấn công bằng bom napalm.
Horst Faas tại triển lãm ảnh ở Hanover, Đức ngày 1/10/2005.
Horst Faas tại triển lãm ảnh ở Hanover, Đức ngày 1/10/2005.
Mặc dù bị thương vào năm 1967, ông vẫn ở lại Việt Nam hoạt động cho đến năm 1970. Faas bị thương năm 1967 và sau phải dùng xe lăn trong nhiều năm trời. Ông mất sau nhiều năm bệnh tật, trong đó có bệnh liệt chi dưới.
Nguyễn Hường (theo MSNBC)