Intel vừa tiết lộ rằng công ty đã hoàn thành các bước kiểm tra mạch đầu tiên được xây dựng bằng cách sử dụng công nghệ 14 nm tiên tiến mà hãng sản xuất chip này có kế hoạch sử dụng cho việc sản xuất vi xử lý vào năm 2014 có tên mã Broadwell.
Thông tin được tiết lộ bởi Pat Bliemer, Giám đốc điều hành của Intel tại Bắc Âu, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với trang công nghệ Nordic Hardware.
Theo đại diện của công ty, công nghệ này đã sẵn sàng cho việc xây dựng các sản phẩm 14 nm trong phòng thí nghiệm, điều đó có nghĩa rằng Intel có một lợi thế rất lớn về sản xuất so với các đối thủ cạnh tranh của hãng vốn vẫn đang phải cố gắng để phát triển công nghệ dưới 20 nm.
Tin tức này hầu như không gây ngạc nhiên cho các giới phân tích khi mà chính Intel là nhà sản xuất đầu tiên bắt đầu sản xuất hàng loạt chip bằng cách sử dụng công nghệ 32 nm.
Hơn nữa, hãng sản xuất chip này gần đây đã thông báo rằng công ty đã bắt đầu sản xuất vi xử lý Ivy Bridge được chế tạo với quy trình công nghệ 22 nm dựa trên công nghệ bóng bán dẫn 3D, được biến đến như là các bóng bán dẫn Tri-Gate.
Pat Bliemer cũng có thể xác nhận rằng chiến lược Tick-Tock của Intel đang được tiến hành theo đúng tiến độ, có nghĩa là bộ vi xử lý đầu tiên của Intel dựa trên quy trình công nghệ 14 nm sẽ được xuất hiện vào năm 2014, khi Broadwell dự kiến sẽ xuất hiện.
CPU Broadwell xuất hiện như là một vi xử lý hàng đầu trong lộ trình phát triển của Intel, có nghĩa rằng đây thực sự là tên của vi xử lý 14 nm vốn được xem là bản thu nhỏ của kiến trúc Haswell vốn được dự kiến xuất hiện trong năm 2013. Tuy nhiên, không giống như Haswell, phiên bản 14 nm sẽ có một thiết kế thích hợp để nó có thể thực sự trở thành một thiết kế SoC (system-on-chip) đầu tiên của Intel, vì nó bao gồm các tính năng như Ethernet, Thunderbolt hoặc USB ngay trên bảng mạch chip.
Phần còn lại trong thông số kỹ thuật của Broadwell vẫn chưa được tiết lộ tại thời điểm này nhưng chip này chắc chắn sẽ hỗ trợ rất nhiều những cải tiến kiến trúc mà Intel có kế hoạch trong tương lai, bao gồm lõi Haswell giống như AVX2 và hỗ trợ DirectX 11.1.
Theo ICTWorld