Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc ngày 23/10 cho hay, cuộc cạnh tranh giành giật khách hàng nam giới giữa các nhà bán lẻ Hàn Quốc đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết khi đàn ông xứ sở kim chi ngày càng chi mạnh tay cho nhu cầu “làm đẹp” của mình.
Một nhà bán lẻ cho hay: “Thị trường khách hàng nữ giới gần như đã bão hòa, nhưng thị trường giành cho khách hàng nam giới thì vẫn còn đất phát triển.”
Khi ngày càng nhiều A-dam trì hoãn việc kết hôn và lựa chọn cuộc sống độc thân vì lý do tài chính, họ có xu hướng chi nhiều tiền hơn để tận hưởng cuộc sống thay vì vạch ra các kế hoạch tài chính lâu dài. Nhiều đàn ông Hàn Quốc có vẻ như đã vứt bỏ gánh nặng mua nhà, đồng nghĩa với việc họ tiết kiệm được ít hơn và tiêu xài nhiều hơn.
Xu hướng này đang được thể hiện trong doanh số của các nhà bán lẻ lớn. Công ty bán lẻ Hyundai mở một cửa hàng chỉ dành riêng cho nam giới ở chi nhánh Apgujeong hồi năm ngoái, và doanh số bán hàng hàng tháng của cửa hàng này đạt trên 100 triệu won. Nhà bán lẻ Shinsegae cũng đạt được mức tăng trưởng 17% đối với các mặt hàng dành cho nam giới so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo công ty tư vấn thời trang Interfashion Planning, thị trường phụ kiện thời trang dành cho đàn ông ở Hàn Quốc tăng trưởng 7% một năm kể từ năm 2002. Ông Chung Seung-ki, Giám đốc điều hành công ty thời trang LG Fashion cho biết: “Vì ngày càng có nhiều đàn ông thích mặc quần áo bó sát nên họ thấy bất tiện khi nhét ví, hộp thuốc lá hay điện thoại trong túi quần, vậy nên nhu cầu về các phụ kiện như ba lô, túi xách… tăng lên.”
Thị trường dành cho mĩ phẩm của đàn ông ở Hàn Quốc đạt mức 670 tỉ won hồi năm ngoái và tăng 13% so với năm 2010 bất chấp nền kinh tế đang suy thoái. Dự kiến năm nay con số này sẽ vượt mức 1 ngàn tỉ won. Ngành công nghiệp mĩ phẩm ước tính 30% khách hàng tới các cửa hàng mua mĩ phẩm là đàn ông ở độ tuổi tứ tuần.
Nắm bắt xu thế thay đổi trong thị hiếu tiêu dùng này, nhà bán lẻ Lotte gần đây đã mở một cửa hàng mĩ phẩm lớn nhất Hàn Quốc chỉ dành cho nam giới tại Sogong-dong, Seoul.
Cho Won-hyuk, một thanh niên Hàn Quốc đang ghé hiệu mỹ phẩm mua kem dưỡng da |
Một nhà bán lẻ cho hay: “Thị trường khách hàng nữ giới gần như đã bão hòa, nhưng thị trường giành cho khách hàng nam giới thì vẫn còn đất phát triển.”
Khi ngày càng nhiều A-dam trì hoãn việc kết hôn và lựa chọn cuộc sống độc thân vì lý do tài chính, họ có xu hướng chi nhiều tiền hơn để tận hưởng cuộc sống thay vì vạch ra các kế hoạch tài chính lâu dài. Nhiều đàn ông Hàn Quốc có vẻ như đã vứt bỏ gánh nặng mua nhà, đồng nghĩa với việc họ tiết kiệm được ít hơn và tiêu xài nhiều hơn.
Xu hướng này đang được thể hiện trong doanh số của các nhà bán lẻ lớn. Công ty bán lẻ Hyundai mở một cửa hàng chỉ dành riêng cho nam giới ở chi nhánh Apgujeong hồi năm ngoái, và doanh số bán hàng hàng tháng của cửa hàng này đạt trên 100 triệu won. Nhà bán lẻ Shinsegae cũng đạt được mức tăng trưởng 17% đối với các mặt hàng dành cho nam giới so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên trong một cửa hàng bán mỹ phẩm của Hyundai |
Theo công ty tư vấn thời trang Interfashion Planning, thị trường phụ kiện thời trang dành cho đàn ông ở Hàn Quốc tăng trưởng 7% một năm kể từ năm 2002. Ông Chung Seung-ki, Giám đốc điều hành công ty thời trang LG Fashion cho biết: “Vì ngày càng có nhiều đàn ông thích mặc quần áo bó sát nên họ thấy bất tiện khi nhét ví, hộp thuốc lá hay điện thoại trong túi quần, vậy nên nhu cầu về các phụ kiện như ba lô, túi xách… tăng lên.”
Ngày càng có nhiều thanh niên Hàn Quốc thích mặc đồ bó sát |
Thị trường dành cho mĩ phẩm của đàn ông ở Hàn Quốc đạt mức 670 tỉ won hồi năm ngoái và tăng 13% so với năm 2010 bất chấp nền kinh tế đang suy thoái. Dự kiến năm nay con số này sẽ vượt mức 1 ngàn tỉ won. Ngành công nghiệp mĩ phẩm ước tính 30% khách hàng tới các cửa hàng mua mĩ phẩm là đàn ông ở độ tuổi tứ tuần.
Nắm bắt xu thế thay đổi trong thị hiếu tiêu dùng này, nhà bán lẻ Lotte gần đây đã mở một cửa hàng mĩ phẩm lớn nhất Hàn Quốc chỉ dành cho nam giới tại Sogong-dong, Seoul.
Bảo Thành (Nguồn: Chosun Ilbo)