Không có vùng cấm khi xử lý cán bộ
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với một số cá nhân từng là lãnh đạo Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại doanh nghiệp này.
Theo đó, cơ quan điều tra quyết định khởi tố bị can đối
Khởi tố ông Phí Thái Bình vì những vi phạm nghiêm trọng tại Vinaconex |
với ông Phí Thái Bình, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinaconex.
Đây là lần đầu tiên, một cựu quan chức thành phố Hà Nội, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Vinaconex đã bị khởi tố về hành vi “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex).
Bên lề Quốc hội sáng 23/5, Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà (Giám đốc Học viện Tư pháp) nhận định, quyết định khởi tố ông Phí Thái Bình thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật ngay cả khi họ đã về hưu.
"Nó đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của cử tri, nhân dân Thủ đô nói chung, cả nước nói riêng trong việc xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật.
Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà (ảnh: Trinh Phúc). |
Đây cũng là việc làm thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật, loại bỏ tất cả vùng cấm trong việc xử lý cán bộ, nguyên cán bộ có vi phạm thời gian qua.
Củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước", Đại biểu Hồng Hà nói.
Trước đó tại buổi tiếp xúc cử tri của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội năm 2016, nhiều cử tri cũng khá bức xúc trước việc xử lý trách nhiệm liên quan đến 18 lần vỡ đường ống nước Sông Đà ảnh hưởng cuộc sống hàng vạn người dân và việc "miễn" xử lý hình sự đối với ông Phí Thái Bình, nguyên Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Văn Tuân, nguyên Tổng giám đốc Vinaconex và một số lãnh đạo khác.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cho biết, sau khi cơ quan điều tra bộ Công an điều tra vụ việc, theo ủy quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân thành phố khởi tố và tới đây Tòa án nhân dân thành phố sẽ xét xử.
Người đứng đầu thành phố cũng nhấn mạnh với cử tri tại phiên tiếp xúc cử tri hôm đó rằng, “cử tri hãy chờ đón kết quả phiên tòa, xem 9 bị can bị khởi tố và những người liên quan sẽ bị xử lý ra sao".
Tại sao có tội vẫn cho tại ngoại?
Trả lời câu hỏi về việc trước đó, cơ quan điều tra không khởi tố ông Phí Thái Bình vì lý do nhân thân tốt nhưng đến nay lại đề nghị khởi tố (?), Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà cho rằng, đây là việc làm hết sức thận trọng của Cơ quan điều tra.
“Việc này liên quan đến tố tụng, mà liên quan tới tố tụng thì phụ thuộc vào chứng cứ.
Có thể thời điểm đó chúng ta chưa có đủ chứng cứ nên chưa có đủ căn cứ để khởi tố vụ án cũng như khởi tố bị can.
Nên việc chậm trễ cũng không có gì trái với quy định của pháp luật mà đúng ra đó là sự thận trọng cần thiết.
Mặt khác, Quốc hội vừa qua có Nghị quyết, yêu cầu cao trong việc đấu tranh phòng chống oan sai, chính yêu cầu này đặt cơ quan tố tụng rất thận trọng khi đưa ra quyết định khởi tố vụ án, bị can”, Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà nói.
Trước đó, ngoài ông Bình, cơ quan điều tra còn có quyết định khởi tố ông Nguyễn Văn Tuân - nguyên Tổng giám đốc Vinaconex và 5 bị can khác cùng với tội danh vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
Cả 7 bị can đều được cho tại ngoại do tuổi cao, có người bị bệnh nặng, chấp hành đầy đủ các quy định của cơ quan điều tra nên không nhất thiết phải bắt tạm giam.
Bình luận thêm về việc này, Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà cho rằng, khi áp dụng biện pháp đó phải cân nhắc rất chặt chẽ quy định của pháp luật.
"Việc các cơ quan tiến hành tố tụng có cần phải áp dụng biện pháp này hay không tùy thuộc vào đối tượng mình áp dụng, thời điểm mình áp dụng và những đặc điểm cụ thể tình hình tội phạm áp dụng biện pháp này.
Ví dụ, bị can có địa điểm cư trú rõ ràng và phạm những tội mà Bộ Luật hình sự quy định ở mức chưa đến mức tạm giam, lại có nhân thân tốt - tức chưa có tiền án, tiền sự gì thì chưa cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc mà tước bỏ quyền tự do của họ.
Khi tạm giam mà lại oan sai thì vi phạm nghị quyết của Quốc hội về phòng chống oan sai thì sẽ gây ra một loạt hậu quả khác về bồi thường của nhà nước, suy nghĩ của người dân và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bị oan sai.
Tôi nghĩ các cơ quan tiến hành tố tụng đã cân nhắc rất kỹ trước khi đưa ra quyết định”, Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà nói.
Trước đó, ngày 15/7/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an có kết luận điều tra bổ sung đã xác định: Sau 18 lần vỡ đường ống nước Công ty Cổ phần nước sạch Vinaconex đã phải bỏ ra 13,4 tỷ đồng để khắc phục sửa chữa, 177.000 hộ dân không được cấp nước trong thời gian 343 giờ, lượng nước không được cấp là 1,5 triệu m3.
Doanh nghiệp khai thác dự án phải đầu tư thêm số tiền hơn 1000 tỷ đồng để xây dựng khẩn cấp thêm một đường ống mới. Thiệt hại là đặc biệt nghiêm trọng.
Ngoài 9 bị can đã khởi tố, Cơ quan điều tra cũng xác định một số thành viên Hội đồng quản trị của công ty là các ông Phí Thái Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, (sau này là Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội); Nguyễn Văn Tuân, Tổng Giám đốc; Các ông Tô Ngọc Thanh, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chăm là các thành viên Hội đồng quản trị có hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng công trình.
Quyết định thay đổi vật liệu không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực đã gây nên hậu quả như trên là có dấu hiệu phạm tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 229 Bộ luật hình sự.
Trước đó, từ tháng 2/2012 đến tháng 9/2015, tuyến ống nước sạch sông Đà - Hà Nội bị vỡ 14 lần, khiến doanh nghiệp khai thác phải chi hơn 13,4 tỉ đồng để khắc phục sự cố. Hậu quả những sự cố này khiến doanh nghiệp khai thác phải dừng cấp nước sạch sinh hoạt cho Hà Nội trong thời gian 343 giờ, lượng nước ngừng cấp là hơn 1,5 triệu m³, gây ảnh hưởng đến 177.000 hộ...