Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu Su-27UBK ở khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar (nguồn mạng sina TQ) |
Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 30 tháng 3 đưa tin, gần đây, trên các trang mạng có tin cho biết, Không quân Trung Quốc đã triển khai máy bay cảnh báo sớm KJ-200 và máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi Su-27UBK ở biên giới Trung Quốc-Myanmar để tăng cường khả năng "cảnh giới phòng không" ở biên giới Trung Quốc-Myanmar.
Theo tuyên truyền của bài báo, việc làm này cho thấy Không quân Trung Quốc nâng cấp (leo thang quân sự) hành động triển khai quân sự ở biên giới Trung Quốc-Myanmar, trên thực tế việc tổng tiến công của Quân đội Myanmar đối với khu vực Kokang sắp đến, tăng cường nắm chắc tình hình khu vực liên quan để "đề phòng bất trắc".
Bài báo cho hay, Không quân Trung Quốc triển khai máy bay KJ-200 ở biên giới tỉnh Vân Nam có nghĩa là đã thiết lập Trung tâm chỉ huy hướng dẫn đối không ở địa phương, quyền hạn chỉ huy đánh chặn đã đưa ra.
Do Trung tâm chỉ huy hướng dẫn địa phương thống nhất chỉ huy tác chiến phòng không của khu vực biên giới Vân Nam, nhìn vào các thông tin từ nước ngoài, KJ-200 có 6 trạm làm việc, thường cho rằng, mỗi trạm làm việc của máy bay cảnh báo sớm có thể xử lý khoảng 20 - 40 nhóm mục tiêu trên không.
Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu Su-27UBK ở khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar (nguồn mạng sina TQ) |
Trong tình hình hướng dẫn cụ thể, có thể xử lý 2 - 5 nhóm mục tiêu, như vậy, KJ-200 nếu trực trên cao 9.000 m, tầm bao quát của radar máy bay này khoảng 400 km, đã có thể bao trùm lên toàn bộ miền bắc Myanmar. Nhìn vào bản đồ, khoảng cách đường chim bay của miền bắc Myanmar chỉ khoảng 380 km.
KJ-200 được bài báo cho là có thể đồng thời kiểm soát 120 - 240 mục tiêu trên không, đồng thời hướng dẫn cho 12 - 30 tốp máy bay chiến đấu thực hiện nhiệm vụ đánh chặn, nhìn vào tình hình biên giới Trung Quốc-Myanmar hiện nay, chỉ tiêu này đã đủ. Nhìn vào năng lực hệ thống chỉ huy hướng dẫn của Không quân Myanmar, sẽ không thể điều động quá nhiều máy bay đồng thời cất cánh tác chiến.
Ngoài ra, theo mạng sina, máy bay KJ-200 cũng trang bị hệ thống thông tin tương đối hoàn thiện, có thể tận dụng ưu thế hoạt động tương đối cao, tiến hành thông tin chuyển tiếp không dây, trở thành một trung tâm thông tin trên không, kết nối thông tin giữa các quân binh chủng khu vực liên quan. Trên thực tế, trong nhiều thảm họa tự nhiên, do hạ tầng thông tin mặt đất bị tổn thất, Không quân Trung Quốc đã điều động máy bay cảnh báo sớm trên không làm trung tâm thông tin, trao đổi-kết nối giữa các quân binh chủng và giữa quân đội với địa phương.
Nhìn vào các hình ảnh có liên quan, Không quân Trung Quốc đã điều máy bay chiến đấu Su-27UBK triển khai ở địa phương, như vậy, có thể Không quân Myanmar đã triển khai máy bay chiến đấu MiG-29 ở miền bắc Myanmar.
Máy bay chiến đấu MiG-29 của Không quân Myanmar |
Trước đó, khi tác chiến ở miền bắc Myanmar, Không quân Myanmar đã nhiều lần sử dụng 3 loại máy bay cánh cố định như J-7, Q-5 và K-8 (đều mua của Trung Quốc), những máy bay này đều không có hệ thống dẫn đường chính xác như dẫn đường quán tính, vẫn áp dụng hệ thống dẫn dường có độ chính xác tương đối thấp như la bàn không dây, sai số dẫn đường khá lớn, tác chiến ở các khu vực nhạy cảm như biên giới tồn tại điểm yếu tương đối lớn.
Trong khi đó, máy bay MiG-29 (mua của Belarus, Nga) trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, độ chính xác tương đối cao, máy bay MiG-29SE kiểu mới có thể còn trang bị GPS; ngoài ra, nghe nói, MiG-29SE đã có năng lực bắn tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động R-77E. Nhưng, cho dù MiG-29SE chỉ có thể bắn tên lửa không đối không dẫn đường radar bán chủ động R-27E, thì khi chỉ dựa vào J-7H triển khai ở địa phương, Không quân Trung Quốc sẽ không thể ứng phó, vì vậy cần triển khai Su-27 để đe dọa, uy hiếp.
Máy bay chiến đấu Su-27UBK của Không quân Trung Quốc đã được cải tạo tổng hợp, đã được nâng cấp radar N001, đã trang bị máy tính mới, có thể bắn tên lửa không đối không dẫn đường radar chủ động R-77, nếu đối phương (Myanmar) chỉ có thể bắn R-27E, máy bay Su-27UBK Không quân Trung Quốc chỉ dựa vào thông tin do máy bay cảnh báo sớm KJ-200 cung cấp cũng có thể chiến thắng đối phương – bài báo nói đến tình hình không chiến có thể xảy ra với Myanmar.
Ngoài ra, Không quân Trung Quốc triển khai Su-27UBK là do máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi này có 2 phi công, có thể luân phiên lái máy bay, giảm gánh nặng cho phi công, có lợi cho thực hiện nhiệm vụ tác chiến lâu dài. Điều này cho thấy ý đồ của Không quân Trung Quốc là điều máy bay tác chiến thế hệ thứ ba như Su-27UBK để duy trì “hiện diện lâu dài” trên bầu trời biên giới Trung Quốc-Myanmar, tiến hành “đe dọa, uy hiếp” – bài báo đe dọa.
Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 Trung Quốc tiến hành theo dõi trên không (nguồn mạng sina TQ) |
Tuy nhiên, sự kiện lần này cũng cho thấy, số lượng máy bay cảnh báo sớm của Không quân Trung Quốc không đủ. Nhìn vào các hình ảnh, hiện nay, Không quân Trung Quốc chỉ triển khai 1 chiếc máy bay cảnh báo sớm KJ-200 ở biên giới Trung Quốc-Myanmar.
Theo kinh nghiệm của quân đội các nước, muốn duy trì 1 máy bay cảnh báo sớm trên không 24/24, ít nhất cần có 3 máy bay (1 chiếc trực ban trên không, 1 chiếc đợi lệnh ở mặt đất, 1 chiếc dự bị). Xét tới mỗi giai đoạn đều có 1 chiếc dự bị, như vậy con số này phải tăng lên 4 chiếc. Trên thực tế, con số này cũng là chỉ tiêu cơ bản mua máy bay cảnh báo sớm của rất nhiều nước.
Trung Quốc hiện đã nghiên cứu chế tạo 2 thế hệ máy bay cảnh báo sớm, số lượng máy bay cảnh báo sớm đã trên 10 chiếc. Nhưng đối với lãnh thổ có diện tích rộng, số lượng như vậy vẫn không đủ, chỉ có thể tập trung ở "các khu vực trọng điểm như đông nam", phương hướng chiến lược khác chỉ có thể dựa vào radar mặt đất để tiến hành giám sát tình hình trên không.
Vì vậy, bài báo cho rằng, đối với Trung Quốc, cần đẩy nhanh sản xuất và trang bị máy bay cảnh báo sớm KJ-500, triển khai máy bay cảnh báo sớm với số lượng nhất định ở các phương hướng chiến lược, khắc phục sơ hở về thông tin trên không.
Máy bay cảnh báo sớm KJ-500 Trung Quốc phát triển trên nền tảng máy bay vận tải Y-9 (nguồn mạng sina TQ) |
Không quân Trung Quốc còn tồn tại một hạn chế, đó là thiếu máy bay vận tải cỡ lớn, máy bay công nghệ cao hiện đại; yêu cầu đối với các phương tiện bảo đảm hậu cần tương đối cao, chẳng hạn xe bao đảm gồm xe điều hòa, xe nguồn điện. Vì vậy, triển khai máy bay chiến đấu hiện đại ở khu vực nhất định hoàn toàn không giống như tưởng tượng, máy bay bay qua là xong, mà cần vận chuyển đường không những xe và thiết bị hậu cần này mới có thể hình thành năng lực tác chiến liên tục.
Trước đây, Không quân Trung Quốc triển khai chuyển tiếp thường xuất hiện hình ảnh là - máy bay chiến đấu bay lượn trên không, sáng đi chiều đến, xe cộ bảo đảm lại phải hành tiến chậm chạp trên đoàn tàu, cần vài ngày mới có thể đến nơi. Cho nên, đến khi máy bay vận tải cỡ lớn IL-76 biên chế mới sơ bộ giải quyết vấn đề này.
Tuy nhiên, số lượng máy bay vận tải cỡ lớn IL-76 của Không quân Trung Quốc cũng không đủ, theo các nguồn tin quốc tế, máy bay vận tải IL-76 của Không quân Trung Quốc có khoảng 20 - 30 chiếc, quy mô như vậy đã hạn chế năng lực vận tải đường không của không quân, cũng đã hạn chế năng lực cơ động và triển khai nhanh chóng của không quân. Vì vậy, theo bài báo, đối với Không quân Trung Quốc, cần phải đẩy nhanh nghiên cứu chế tạo máy bay vận tải cỡ lớn Y-20, nâng cao năng lực cơ động và triển khai nhanh chóng cho không quân nước này.
Máy bay vận tải cỡ lớn IL-76 của Không quân Trung Quốc (ảnh tư liệu) |