Những câu chuyện của người đàn ông này kể về sự lạ trong nhà mình đầy những tình tiết khó lý giải khiến người bạo gan cũng cảm thấy rờn rợn...
“Ma nhập tràng” quát tháo?
Liên tiếp xảy ra những bất trắc nhưng vốn không tin vào những chuyện ma quái nhảm nhí, mê tín dị đoan nên ông Tứ đã gạt phăng những “bán tín, bán nghi” của một số người trong gia đình: “Lẽ nào trong nhà có ma”. Ông Tứ nửa thật nửa đùa: “Nhưng có lẽ “trời không chịu đất thì đất phải chịu trời”, nếu có “ma” thì lúc đó chắc chúng thấy tôi “cứng đầu” quá nên tự tìm đến “đối chất” với tôi”.
Mệt phờ người sau chuỗi ngày tai ương, khi chưa kịp nghỉ lại sức sau hết những chuyện bệnh tật, án từ, người chết rồi “con đầu thai” thì một buổi trưa, chuyện lạ lại tiếp tục tìm đến. Chuyện là trưa ấy, chị Võ Thị Phước (27 tuổi, em vợ của ông Tứ) đang là giáo viên của một trường tiểu học trong xã bất ngờ ghé nhà chơi. Trước đây bà dì chẳng bao giờ bén mảng vào phòng của anh rể, nhưng không hiểu sao hôm ấy chị Phước cứ “nhơn nhơn” tiến thẳng đến phòng ông anh. Vừa bước vào phòng, chị đã la lối, quát tháo ông Tứ và cả nhà khiến ai nấy cũng đều kinh ngạc.
Nói một hồi, Phước lại đi tìm trầu để ăn là điều lạ lùng đối với một cô gái trẻ, miệng liên tục bỏm bẻm trầu khiến nước miếng tứa ra cả hai bên khóe miệng. Lạ hơn nữa là cô gái chưa từng ăn trầu này dù ăn cả chục miếng trầu mà không nhổ nước đi nhưng vẫn không hề bị say.
Phước tự xưng là “bà”, “ta”, gọi mọi người trong nhà là “nhà ngươi” rồi ra lệnh cho ông Tứ đến để nói chuyện. Phần ông Tứ, lúc này cũng có uống một chút rượu nên “nóng mặt phừng phừng", hơn nữa “nghĩ nó là bà dì của mình, ngày thường quát một câu đã chực khóc nên sợ gì nó” như lời ông kể lại. Ông Tứ liền kéo ghế ngồi đối diện chuyện trò. Lúc ấy, cô gái Phước xưng “bà” và cho rằng “bà chính là một trong 5 người đã chết ở khu đất bên cạnh, đang nằm yên ổn thì nhà người quấy rầy”. “Vậy tôi quấy rầy gì “bà”?”. “Lại còn cãi à? Khi làm nhà, nhà ngươi đã hốt đất có nắm xương của chúng ta cho vào nền nhà. Bây giờ “bà” yêu cầu cả nhà chúng bay phải đến nơi khác mà ở. Nhà này thuộc về “bà” rồi. Nếu không đi thì cả nhà nhà người sẽ liên tiếp gặp những chuyện chẳng lành”.
Phát hoảng vì căn nhà cả đời dành dụm xây dựngcó nguy cơ bị mất, ông Tứ kể lại khi ấy chẳng cần tin hay không tin chuyện có ma mà cứ gân cổ “cãi chày cãi cối”: “Nếu là người cõi âm thì có nhiều cách để báo cho tôi trước khi làm nhà chứ tại sao để đến lúc này rồi mới cho biết. Cái sai thuộc về “bà” nên “bà” ráng chịu, đừng có “xử ép” nhà tôi”. Cuộc cãi vã giữa ông chủ nhà và cô gái “ma nhập” cứ thế kéo dài cả nửa tiếng đồng hồ mà “bất phân thắng bại”.
Ông chủ nhà bạo gan này cuối cùng cũng tìm ra phương thức hài hòa nhất: “Thôi, bà lấy phấn vẽ cho tôi khu vực nào bà đang nằm thì tôi xúc đất đưa đi nơi khác. Thể xác của thổ thì hoàn thổ là xong chứ sao”.
Tuy nhiên, ông Tứ kể lại: “Khi đó cô em vợ bị lảm nhảm cũng cho rằng phần trả lại chỉ là thể xác, còn vong hồn thì vẫn nằm trong ngôi nhà của tôi nên tôi mới đưa thêm ý kiến gia đình sẽ dành một không gian riêng cho các hồn ma cùng ở trong ngôi nhà này và sẽ được gia đình thờ cúng đàng hoàng”. Sau khi “con ma” đồng ý cầm phấn vẽ khu vực đất trong nhà phải đổ đi và trả lại thể xác cho Phước, cô em vợ lăn đùng ra ngất xỉu. Cả tiếng đồng hồ sau cô mới mở mắt ngơ ngác nhưng không hề nhớ hay biết gì về điều đã xảy ra.
Cũng theo ông Tứ, không chỉ dừng lại ở đây, “con ma” còn có lần hiện về bày cho ông cách… chữa phong thủy xấu. Chuyện là khu đất vốn là nền nhà ông trước đây có một cái giếng. Khi xây nhà, ông đã không lấp giếng đi mà chỉ đúc một tấm bê tông để đậy lên miệng giếng rồi xây nhà ở lên trên. Chính vì việc làm “trái khoáy” này mà có lẽ phong thủy nhà ông “có vấn đề”.
Thêm một lần đến chơi nhà anh rể, chị Phước lại bị “ma mượn xác” để chỉ dạy cho ông Tứ cách nối một ống nhựa để thông khí vào giếng dưới nền nhà, rồi nối tiếp một ống nhựa nữa lên trời để đón ánh sáng. “Có như vậy, gia đình nhà ngươi mới đầm ấm, ăn nên làm ra và tránh những điều thị phi cũng như con cái học hành ngoan ngoãn”, cô gái bị “ma nhập” khi đó giảng giải “tinh vi”.
“Chung sống hòa bình”
Đưa chúng tôi đi một vòng quanh nhà, ông Tứ cứ một mực: “Có những điều mà ta không thể lý giải nổi nên giải pháp cuối cùng là sống chung trong hòa bình. Mà thật ra tôi cũng chỉ cần có thế thôi, được yên ổn là điều hạnh phúc”.
Tầng 2 của căn nhà rộng khoảng 80m2 là nơi gia đình ông Tứ hoàn toàn dành cho những người thuộc về “thế giới của cõi trên” sinh hoạt. Bắt gặp đầu tiên là căn phòng nơi người khách đến chơi lần đầu tiên rồi chết “bất đắc kỳ tử”, đến nay vẫn giữ nguyên với chăn nệm, chiếu gối xếp ngay ngắn. Mở một cánh cửa đi vào tiếp là nơi thờ Phật và thờ nạn nhân. Căn phòng phía sau là phần thờ gia tiên trong dòng họ. Riêng khoảng không gian rộng rãi phía trước, ông dành làm “nơi ở” của những “hương hồn từng nhập về báo ứng” cùng với một am thờ nhỏ.
Đi đến đâu, ông cũng lầm rầm khấn vái, xin cho “người lạ” được lên nơi ở của “các vị” tìm hiểu, tham quan, rồi sau đó mới quay sang giải thích từng nơi thờ riêng. Lý do thờ Phật ông Tứ đưa ra là làm theo ý kiến của người thầy cầu an và gọi hồn Tuấn năm xưa chỉ dẫn, để có “vị cầm cương” trong ngôi nhà, không cho những hồn ma được “tác oai tác quái”…
Ông Tứ cũng cho biết, lúc mới lập khu dành riêng để thờ tự này, vợ và con cái ông sợ “xanh mắt mèo” nên không ai chịu ở trong nhà, kiên quyết “thôi ma ở thì mình bỏ nhà đi chỗ khác”. Thế nhưng, sau đó do vợ ông phần thì chẳng biết đi đâu, phần thì liên tục chiêm bao thấy khi thì nạn nhân trở về kể vốn là con ruột của bà nên mọi người trong nhà không phải lo lắng sợ hãi; khi thì trấn an rằng những “hồn ma” mà ông Tứ đã từng “lỡ tay” xúc vào nhà cũng không có phá phách… nên bà vợ ông Tứ cũng dần dần bớt sợ hơn. Bà vợ nay cũng mê tín nên thường xuyên hương khói, xem những “người cõi trên” như người một nhà, là “thành viên” của gia đình bà. Con cháu mỗi khi về chơi đều được bà căn dặn lên trên “chào” hết các cô, các chú, chào anh Tuấn… rồi mới được xuống nhà “đi đâu thì đi”.
Ngồi kể lại những bất trắc đã trải qua khiến gia đình khốn đốn, bất giác ông bà Tứ thở dài: “Cũng có thể chẳng có ma mà đó chỉ là những tai ương liên tiếp không buông tha, chỉ là cô em bỗng nhiên nói lảm nhảm vì say nắng, nhưng chúng tôi vẫn lựa chọn cách này, thôi thì có bị xem là mê tín hay gì đấy cũng được, miễn sao những người trong gia đình thấy yên ổn để chí thú làm ăn, sinh sống hòa thuận. Người chết thì đã chết rồi và người sống đã lo vẹn toàn rồi, thì nay phải lo cho người sống mới là điều quan trọng”.
Dân làng thì người sợ sệt, cứ khi đi qua nhà ông lại nổi da gà; cũng có người cười chê rằng thế kỷ XXI còn đâu quan niệm ma quái nên ông bà Tứ rõ ràng là những người mê tín dị đoan.
“Ma nhập tràng” quát tháo?
Liên tiếp xảy ra những bất trắc nhưng vốn không tin vào những chuyện ma quái nhảm nhí, mê tín dị đoan nên ông Tứ đã gạt phăng những “bán tín, bán nghi” của một số người trong gia đình: “Lẽ nào trong nhà có ma”. Ông Tứ nửa thật nửa đùa: “Nhưng có lẽ “trời không chịu đất thì đất phải chịu trời”, nếu có “ma” thì lúc đó chắc chúng thấy tôi “cứng đầu” quá nên tự tìm đến “đối chất” với tôi”.
Những câu chuyện của người đàn ông này kể về sự lạ trong nhà mình đầy những tình tiết khó lý giải khiến người bạo gan cũng cảm thấy rờn rợn... |
Mệt phờ người sau chuỗi ngày tai ương, khi chưa kịp nghỉ lại sức sau hết những chuyện bệnh tật, án từ, người chết rồi “con đầu thai” thì một buổi trưa, chuyện lạ lại tiếp tục tìm đến. Chuyện là trưa ấy, chị Võ Thị Phước (27 tuổi, em vợ của ông Tứ) đang là giáo viên của một trường tiểu học trong xã bất ngờ ghé nhà chơi. Trước đây bà dì chẳng bao giờ bén mảng vào phòng của anh rể, nhưng không hiểu sao hôm ấy chị Phước cứ “nhơn nhơn” tiến thẳng đến phòng ông anh. Vừa bước vào phòng, chị đã la lối, quát tháo ông Tứ và cả nhà khiến ai nấy cũng đều kinh ngạc.
Nói một hồi, Phước lại đi tìm trầu để ăn là điều lạ lùng đối với một cô gái trẻ, miệng liên tục bỏm bẻm trầu khiến nước miếng tứa ra cả hai bên khóe miệng. Lạ hơn nữa là cô gái chưa từng ăn trầu này dù ăn cả chục miếng trầu mà không nhổ nước đi nhưng vẫn không hề bị say.
Phước tự xưng là “bà”, “ta”, gọi mọi người trong nhà là “nhà ngươi” rồi ra lệnh cho ông Tứ đến để nói chuyện. Phần ông Tứ, lúc này cũng có uống một chút rượu nên “nóng mặt phừng phừng", hơn nữa “nghĩ nó là bà dì của mình, ngày thường quát một câu đã chực khóc nên sợ gì nó” như lời ông kể lại. Ông Tứ liền kéo ghế ngồi đối diện chuyện trò. Lúc ấy, cô gái Phước xưng “bà” và cho rằng “bà chính là một trong 5 người đã chết ở khu đất bên cạnh, đang nằm yên ổn thì nhà người quấy rầy”. “Vậy tôi quấy rầy gì “bà”?”. “Lại còn cãi à? Khi làm nhà, nhà ngươi đã hốt đất có nắm xương của chúng ta cho vào nền nhà. Bây giờ “bà” yêu cầu cả nhà chúng bay phải đến nơi khác mà ở. Nhà này thuộc về “bà” rồi. Nếu không đi thì cả nhà nhà người sẽ liên tiếp gặp những chuyện chẳng lành”.
Phát hoảng vì căn nhà cả đời dành dụm xây dựngcó nguy cơ bị mất, ông Tứ kể lại khi ấy chẳng cần tin hay không tin chuyện có ma mà cứ gân cổ “cãi chày cãi cối”: “Nếu là người cõi âm thì có nhiều cách để báo cho tôi trước khi làm nhà chứ tại sao để đến lúc này rồi mới cho biết. Cái sai thuộc về “bà” nên “bà” ráng chịu, đừng có “xử ép” nhà tôi”. Cuộc cãi vã giữa ông chủ nhà và cô gái “ma nhập” cứ thế kéo dài cả nửa tiếng đồng hồ mà “bất phân thắng bại”.
Ông chủ nhà bạo gan này cuối cùng cũng tìm ra phương thức hài hòa nhất: “Thôi, bà lấy phấn vẽ cho tôi khu vực nào bà đang nằm thì tôi xúc đất đưa đi nơi khác. Thể xác của thổ thì hoàn thổ là xong chứ sao”.
Tuy nhiên, ông Tứ kể lại: “Khi đó cô em vợ bị lảm nhảm cũng cho rằng phần trả lại chỉ là thể xác, còn vong hồn thì vẫn nằm trong ngôi nhà của tôi nên tôi mới đưa thêm ý kiến gia đình sẽ dành một không gian riêng cho các hồn ma cùng ở trong ngôi nhà này và sẽ được gia đình thờ cúng đàng hoàng”. Sau khi “con ma” đồng ý cầm phấn vẽ khu vực đất trong nhà phải đổ đi và trả lại thể xác cho Phước, cô em vợ lăn đùng ra ngất xỉu. Cả tiếng đồng hồ sau cô mới mở mắt ngơ ngác nhưng không hề nhớ hay biết gì về điều đã xảy ra.
Cũng theo ông Tứ, không chỉ dừng lại ở đây, “con ma” còn có lần hiện về bày cho ông cách… chữa phong thủy xấu. Chuyện là khu đất vốn là nền nhà ông trước đây có một cái giếng. Khi xây nhà, ông đã không lấp giếng đi mà chỉ đúc một tấm bê tông để đậy lên miệng giếng rồi xây nhà ở lên trên. Chính vì việc làm “trái khoáy” này mà có lẽ phong thủy nhà ông “có vấn đề”.
Thêm một lần đến chơi nhà anh rể, chị Phước lại bị “ma mượn xác” để chỉ dạy cho ông Tứ cách nối một ống nhựa để thông khí vào giếng dưới nền nhà, rồi nối tiếp một ống nhựa nữa lên trời để đón ánh sáng. “Có như vậy, gia đình nhà ngươi mới đầm ấm, ăn nên làm ra và tránh những điều thị phi cũng như con cái học hành ngoan ngoãn”, cô gái bị “ma nhập” khi đó giảng giải “tinh vi”.
“Chung sống hòa bình”
Đưa chúng tôi đi một vòng quanh nhà, ông Tứ cứ một mực: “Có những điều mà ta không thể lý giải nổi nên giải pháp cuối cùng là sống chung trong hòa bình. Mà thật ra tôi cũng chỉ cần có thế thôi, được yên ổn là điều hạnh phúc”.
Tầng 2 của căn nhà rộng khoảng 80m2 là nơi gia đình ông Tứ hoàn toàn dành cho những người thuộc về “thế giới của cõi trên” sinh hoạt. Bắt gặp đầu tiên là căn phòng nơi người khách đến chơi lần đầu tiên rồi chết “bất đắc kỳ tử”, đến nay vẫn giữ nguyên với chăn nệm, chiếu gối xếp ngay ngắn. Mở một cánh cửa đi vào tiếp là nơi thờ Phật và thờ nạn nhân. Căn phòng phía sau là phần thờ gia tiên trong dòng họ. Riêng khoảng không gian rộng rãi phía trước, ông dành làm “nơi ở” của những “hương hồn từng nhập về báo ứng” cùng với một am thờ nhỏ.
Đi đến đâu, ông cũng lầm rầm khấn vái, xin cho “người lạ” được lên nơi ở của “các vị” tìm hiểu, tham quan, rồi sau đó mới quay sang giải thích từng nơi thờ riêng. Lý do thờ Phật ông Tứ đưa ra là làm theo ý kiến của người thầy cầu an và gọi hồn Tuấn năm xưa chỉ dẫn, để có “vị cầm cương” trong ngôi nhà, không cho những hồn ma được “tác oai tác quái”…
Ông Tứ cũng cho biết, lúc mới lập khu dành riêng để thờ tự này, vợ và con cái ông sợ “xanh mắt mèo” nên không ai chịu ở trong nhà, kiên quyết “thôi ma ở thì mình bỏ nhà đi chỗ khác”. Thế nhưng, sau đó do vợ ông phần thì chẳng biết đi đâu, phần thì liên tục chiêm bao thấy khi thì nạn nhân trở về kể vốn là con ruột của bà nên mọi người trong nhà không phải lo lắng sợ hãi; khi thì trấn an rằng những “hồn ma” mà ông Tứ đã từng “lỡ tay” xúc vào nhà cũng không có phá phách… nên bà vợ ông Tứ cũng dần dần bớt sợ hơn. Bà vợ nay cũng mê tín nên thường xuyên hương khói, xem những “người cõi trên” như người một nhà, là “thành viên” của gia đình bà. Con cháu mỗi khi về chơi đều được bà căn dặn lên trên “chào” hết các cô, các chú, chào anh Tuấn… rồi mới được xuống nhà “đi đâu thì đi”.
Ngồi kể lại những bất trắc đã trải qua khiến gia đình khốn đốn, bất giác ông bà Tứ thở dài: “Cũng có thể chẳng có ma mà đó chỉ là những tai ương liên tiếp không buông tha, chỉ là cô em bỗng nhiên nói lảm nhảm vì say nắng, nhưng chúng tôi vẫn lựa chọn cách này, thôi thì có bị xem là mê tín hay gì đấy cũng được, miễn sao những người trong gia đình thấy yên ổn để chí thú làm ăn, sinh sống hòa thuận. Người chết thì đã chết rồi và người sống đã lo vẹn toàn rồi, thì nay phải lo cho người sống mới là điều quan trọng”.
Dân làng thì người sợ sệt, cứ khi đi qua nhà ông lại nổi da gà; cũng có người cười chê rằng thế kỷ XXI còn đâu quan niệm ma quái nên ông bà Tứ rõ ràng là những người mê tín dị đoan.
Vân Anh/Pháp luật & Thời đại