Tiếp tục Phiên họp thứ 23, ngày 16/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 5 của Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành nội dung phiên họp.
Trình bày báo cáo Một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, về dự kiến chương trình kỳ họp, tiếp thu ý kiến của các cơ quan hữu quan, dự kiến nội dung kỳ họp xin được rút 04 dự án Luật ra khỏi dự kiến chương trình: Luật Hành chính công;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường và Luật Dân số để tiếp tục hoàn thiện; đồng thời rút các báo cáo công tác của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14 sẽ tiến hành trong 19 ngày (ảnh quochoi.vn). |
Bổ sung báo cáo gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu: Báo cáo của Chính phủ về: kết quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2017;
Kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng;
Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2017. Ngoài ra, đối với các dự án luật khác trình tại phiên họp này (như Luật Quản lý phát triển đô thị,...), sau khi các cơ quan hữu quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện, nếu vẫn không đủ điều kiện về hồ sơ tài liệu, chất lượng dự án để trình Quốc hội thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, rút khỏi dự kiến chương trình.
Bộ trưởng trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội phải trực tiếp, ngắn gọn |
Dự kiến chương trình chi tiết được bố trí trên cơ sở tiếp tục phát huy những cải tiến đã được áp dụng hiệu quả tại các kỳ họp, trong đó đề nghị bố trí 1 ngày thảo luận chung ở hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước cùng kinh tế - xã hội (trong đó có kết hợp thảo luận cùng Báo cáo về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017).
Như vậy, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội tại kỳ họp là 19 ngày.
Trong đó, xây dựng luật: 11 ngày; giám sát tối cao và các vấn đề quan trọng khác: 6,5 ngày; khai mạc, bế mạc: 1,5 ngày. Quốc hội họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 21-5-2018 và dự kiến bế mạc vào 14-6-2018.
Về tình hình chuẩn bị, nhìn chung, các cơ quan hữu quan đã và đang tích cực, khẩn trương, nỗ lực, cố gắng đổi mới, có nhiều tiến bộ trong việc chuẩn bị các nội dung kỳ họp, 7 dự án luật trình Quốc hội xem xét, thông qua đều đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và gửi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội.
Trong số 9 dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến, có 02 dự án đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 22 và 7 dự án được trình tại phiên họp này cùng Báo cáo về kết quả giám sát chuyên đề.
Với tiến độ như vậy, nếu các cơ quan hữu quan tích cực, khẩn trương hoàn thiện thì có thể gửi tài liệu đến các vị đại biểu Quốc hội để nghiên cứu, thảo luận trước tại địa phương đúng thời hạn theo quy định.
Đồng thời, các nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, nội dung liên quan đến hoạt động chất vấn và một số nội dung khác đang trong quá trình hoàn thiện và dự kiến trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp tháng 5.
Quốc hội sẽ chất vấn 2 thành viên Chính phủ theo cách thức mới |
Cơ bản các thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội đều đồng tình với dự kiến chương trình kỳ chuẩn bị Kỳ họp thứ Năm.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến đề nghị, cần bổ sung báo cáo của Chính phủ về tình hình xử lý 12 dự án thua lỗ.
Đây cũng là vấn đề được nhiều ý kiến thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị khi thảo luận về thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ngoài ra, ông Chiến cũng đề nghị bổ sung báo cáo kết quả giám sát của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội lựa chọn, trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp. Theo ông Chiến, đây là nội dung mới, nên làm.
Bởi mỗi năm Hội đồng Dân tộc và Ủy ban giám sát khoảng 20 chuyên đề. Các cuộc giám sát đều có các kiến nghị đối với bộ ngành.
Các cuộc giám sát, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, đại biểu Quốc hội đầu tư nhiều công sức nhưng việc thực hiện kiến nghị còn “tản mát”, chưa có chế tài.
Do đó, việc bổ sung báo cáo này sẽ phát huy được hiệu quả từ hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban.
Thảo luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cơ bản tán thành với dự kiến của Tổng Thư ký Quốc hội, bên cạnh đó Phó Chủ tịch nêu ý kiến, về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đưa vào kỳ họp thứ 5 đã thảo luận tại phiên họp chiều ngày 16/4, cần phải đưa vào Luật Công an nhân dân tại kỳ họp thứ 5 để thông qua tại Kỳ họp thứ 6.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã thống nhất đưa 11 nội dung liên quan đến quy hoạch của Luật Đầu tư công vào thành 1 luật sửa 11 luật, thêm 2 luật nữa là Luật Quy hoạch đô thị và Luật Kinh doanh bất động sản, như vậy 1 luật sửa 13 luật và thông qua tại 1 kỳ họp chỉ liên quan đến phạm vi quy hoạch.
Đối với Luật Đầu tư công, nên thống nhất cùng với Luật Nhà ở, Luật Xây dựng vì còn liên quan đến nhiều cơ chế, chính sách, quan điểm, chủ trương cho nên cần phải thông qua tại 2 kỳ họp.
Nếu như Chính phủ chuẩn bị kỹ và tốt thì cuối năm nay vẫn có thể thông qua tại một kỳ họp được.
Về thời gian thảo luận, không nên quy định 1 luật thảo luận trong nửa ngày hay 1 luật là 2/3 ngày, mà tùy thuộc phạm vi, nội dung và quy mô sửa đổi của luật đó để bố trí thời gian cho thích hợp, tránh tình trạng có luật thì thiếu nhưng có luật thì lại thừa.
Đồng tình với ý kiến trên, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị cho tăng thời gian thảo luận ở hội trường đối với các dự án luật quan trọng còn nhiều ý kiến khác nhau hoặc các nội dung khó phức tạp, mới mẻ mà các đại biểu rất quan tâm, như Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, Luật Tố cáo (sửa đổi), Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi).
Đồng thời, với các dự án luật còn nhiều ý kiến nên tăng thời gian thảo luận hội trường, giảm thời gian ở tổ để tranh luận với trí tuệ tập thể sẽ thuận lợi hơn.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị bố trí phát thanh truyền hình trực tiếp một số nội dung về giám sát chuyên đề, về Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), về quyết toán ngân sách hoặc các nội dung liên quan đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Phát biểu kết luận nội dung phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, về dự kiến chương trình kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội cơ bản đồng ý việc có 1 luật sửa 13 luật liên quan đến quy hoạch cần đưa vào chương trình Kỳ họp thứ 5 để thông qua tại một kỳ họp.
Về các báo cáo gửi đại biểu nghiên cứu, đề nghị bổ sung kết quả APPF lần thứ 26 vì đây là hoạt động đối ngoại rất thành công trong năm qua.
Về chất vấn, trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội đồng ý với việc cải tiến, câu hỏi chỉ trong vòng một phút, mỗi đại biểu chỉ hỏi một câu hỏi. Bộ trưởng trả lời một câu là 3 phút, không nói dài hơn, nhưng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho 3 người hỏi một lần và Bộ trưởng dành 9 phút để trả lời, tức là mỗi một cụm vấn đề là 12 phút, nếu trả lời quá là cắt để Bộ trưởng rút kinh nghiệm lần sau chỉ trả lời ngắn, không bị quên câu hỏi.
Về thời gian báo cáo, cần thực hiện đúng 15 phút tối đa cho một báo cáo tóm tắt trình bày một dự án luật trước Quốc hội, trừ báo cáo về kinh tế - xã hội và báo cáo giám sát tối cao.
Tất cả các dự án luật chỉ tối đa 15 phút, tức là hơn 5 trang, mỗi trang đọc khoảng 3 phút. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội rà soát lại các báo cáo