Không giống như hàng triệu người lao động nhập cư khác tại Bắc Kinh đang háo hức đón tàu xe về quê đoàn tụ với gia đình trong dịp Tết Nguyên đán, Liu Rubin năm nay quyết định sẽ không về quê tại Cam Túc mà sẽ ở lại thành phố.
Lý do khiến ông chủ một quán ăn 22 tuổi đưa ra quyết định như vậy không phải vì đường về quá xa hay quá khó mua vé tàu xe mà là từ sự sợ hãi đối với gánh nặng của phong tục lì xì năm mới hay người Trung Quốc gọi là hongbao (phong bao lì xì).
Liu buôn bán tại Bắc Kinh khoảng nửa năm nay và mỗi tháng kiếm được khoảng 2.000 NDT/tháng (khoảng 317 USD).
"Tôi không đủ khả năng để thực hiện bổn phận trong ngày Tết, lì xì năm mới, với những gì tôi tích cóp được trong 6 tháng qua" - Liu tâm sự.
Cũng giống như Việt Nam, người Trung Quốc có thói quen mừng tuổi cho trẻ nhỏ là con cái của anh chị em trong gia đình và họ hàng vào mỗi dịp năm mới như một món quà tặng tượng trưng cho sự may mắn.
Tiền mừng tuổi cho mỗi đứa trẻ được đặt trong các phong bao lì xì màu đỏ riêng biệt. Tại Trung Quốc, mỗi phong bao lì xì mừng tuổi có số tiền dao động ở mức từ 100 tới 1.000 NDT.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đối với nhiều người dân Trung Quốc có đông họ hàng như Liu Rubin, những chiếc phong bao lì xì năm mới đã chuyển từ một truyền thống sang một nghĩa vụ hàng năm với nhiều cảm xúc lẫn lộn.
Xiao Fang, một giáo sư về văn hóa dân gian Trung Quốc tại Đại học Bắc Kinh cho biết, phong tục lì xì năm mới xuất hiện tại Trung Quốc từ thời Nhà Tống (960-1279) khi người ta bắt đầu sử dụng tiền mặt thay thế các tấm kim loại ghi từ may mắn.
"Đó là một nghĩa vụ để bày tỏ tình yêu và sự quan tâm tới những người trẻ tuổi. Nhưng bây giờ người ta ngày càng đòi hỏi có nhiều tiền hơn trong mỗi chiếc phong bao" - giáo sư Fang nói.
Thời xa xưa, các bậc cha mẹ thường mừng tuổi cho con cái họ một đồng tiền tượng trưng cho sự sống lâu vào đêm Giao thừa.
Tới thế kỷ 1, người ta bắt đầu sử dụng tiền đặt trong các phong bao màu đỏ, gọi là hongbao, như là biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc.
Việc sử dụng phong bao lì xì có rất nhiều ý nghĩa. Đó là cách để trẻ nhận được tiền mừng tuổi không phải quan tâm tới việc chúng sẽ được cho bao nhiêu tiền mà để chúng cảm nhận mong muốn được nhận quà vào năm mới.
Thứ hai, việc sử dụng phong bao lì xì là để trẻ học cách biết từ chối nhiều lần trước khi chấp nhận món quà đó nhằm chứng minh rằng chúng là những đứa trẻ có giáo dục tốt.
Tại Trung Quốc, trẻ em sẽ mở phong bao ngay sau khi nhận, trước mặt người mừng tuổi cho chúng, để không phải kìm nén quá lâu sự tò mò và háo hức muốn biết chúng được mừng tuổi bao nhiêu.
Do đó, số tiền mừng tuổi trong mỗi phong bao tại Trung Quốc thực tế thường là ở mức từ 600-800 NDT hoặc là những con số khác tượng trưng cho may mắn khác.
Đặc biệt, tại tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, người dân còn có tục lệ mừng tuổi phải mừng tuổi theo đôi - nghĩa là phải mừng 2 chiếc phong bao lì xì cho mỗi đứa trẻ - do xuất phát từ quan niệm "những thứ tốt nhất đều đi theo đôi".
Giống như trẻ em ở các nước phương Tây thích đi ngủ cạnh những món quà Giáng sinh, trẻ em Trung Quốc cũng đi ngủ với những chiếc phong bao lì xì đặt dưới gối để con quỷ được gọi là Sui thường đi ra ngoài trong đêm trước năm mới không thể chạm vào đầu trẻ con làm cho chúng bị ốm.
Tuy nhiên, ở thế giới hiện đại, tập tục lì xì năm mới đã thay đổi rất nhiều. Thói quen mừng tuổi chỉ cần vài NDT trong những năm 1970 giờ đã phát triển thành hàng ngàn NDT trong những năm gần đây.
"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường chỉ nhận được tiền mừng tuổi ít hơn 10 NDT. Bây giờ, số tiền con trai tôi nhận được dao động từ 100 tới hơn 1.000 NDT" - ông Zhang Qiulin, cha của một cậu bé 5 tuổi tâm sự.
Thậm chí, nhiều người còn coi các phong bao lì xì năm mới như một cách để trao đổi. Do đó, mục đích của việc mừng tuổi là nhằm vào các bậc cha mẹ chứ không còn là những đứa trẻ - giáo sư Fang nói.
"Đó không phải là hành động mang lại niềm vui và lời chúc tốt lành. Là cha của người nhận, tôi cũng phải đáp lại bằng cách mừng tuổi lại con cái họ số tiền bằng đó hoặc hơn.
Nếu là một người đi mừng tuổi, tôi sẽ phải xem xét cẩn trọng trước để tránh gây áp lực hoặc khó khăn cho cha mẹ của những đứa trẻ nhận tiền mừng tuổi" - Zhang Qiulin cho biết.
Ngoài ra, việc mừng tuổi năm mới cũng có thể là một gánh nặng đối với những người cao tuổi sống nhờ tiền lương hưu và rất đông con cháu - giáo sư Fang nói thêm.
"Tôi thường mừng tuổi khoảng 500 NDT cho mỗi đứa cháu của mình. Tôi không thể đủ khả năng mừng quá nhiều với khoản lương hưu ít ỏi của tôi. Ở tuổi của chúng tôi, tôi nghĩ rằng chúng tôi chỉ có nhiều thời gian chăm sóc cho chúng thay vì tiền bạc" - cụ Xu Jingjie, 72 tuổi, một công chức nghỉ hưu ở Bắc Kinh cho biết.
Còn đối với ông chủ quán ăn 22 tuổi Liu Rubin được nhắc tới trong đầu câu chuyện thì truyền thống đã trở thành một nghĩa vụ. "Hongbao là một gánh nặng" - Liu nói.
Liu buôn bán tại Bắc Kinh khoảng nửa năm nay và mỗi tháng kiếm được khoảng 2.000 NDT/tháng (khoảng 317 USD).
"Tôi không đủ khả năng để thực hiện bổn phận trong ngày Tết, lì xì năm mới, với những gì tôi tích cóp được trong 6 tháng qua" - Liu tâm sự.
Cũng giống như Việt Nam, người Trung Quốc có thói quen mừng tuổi cho trẻ nhỏ là con cái của anh chị em trong gia đình và họ hàng vào mỗi dịp năm mới như một món quà tặng tượng trưng cho sự may mắn.
Tiền mừng tuổi cho mỗi đứa trẻ được đặt trong các phong bao lì xì màu đỏ riêng biệt. Tại Trung Quốc, mỗi phong bao lì xì mừng tuổi có số tiền dao động ở mức từ 100 tới 1.000 NDT.
Xiao Fang, một giáo sư về văn hóa dân gian Trung Quốc tại Đại học Bắc Kinh cho biết, phong tục lì xì năm mới xuất hiện tại Trung Quốc từ thời Nhà Tống (960-1279) khi người ta bắt đầu sử dụng tiền mặt thay thế các tấm kim loại ghi từ may mắn.
"Đó là một nghĩa vụ để bày tỏ tình yêu và sự quan tâm tới những người trẻ tuổi. Nhưng bây giờ người ta ngày càng đòi hỏi có nhiều tiền hơn trong mỗi chiếc phong bao" - giáo sư Fang nói.
Thời xa xưa, các bậc cha mẹ thường mừng tuổi cho con cái họ một đồng tiền tượng trưng cho sự sống lâu vào đêm Giao thừa.
Tới thế kỷ 1, người ta bắt đầu sử dụng tiền đặt trong các phong bao màu đỏ, gọi là hongbao, như là biểu tượng của sự may mắn và hạnh phúc.
Thứ hai, việc sử dụng phong bao lì xì là để trẻ học cách biết từ chối nhiều lần trước khi chấp nhận món quà đó nhằm chứng minh rằng chúng là những đứa trẻ có giáo dục tốt.
Tại Trung Quốc, trẻ em sẽ mở phong bao ngay sau khi nhận, trước mặt người mừng tuổi cho chúng, để không phải kìm nén quá lâu sự tò mò và háo hức muốn biết chúng được mừng tuổi bao nhiêu.
Do đó, số tiền mừng tuổi trong mỗi phong bao tại Trung Quốc thực tế thường là ở mức từ 600-800 NDT hoặc là những con số khác tượng trưng cho may mắn khác.
Đặc biệt, tại tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, người dân còn có tục lệ mừng tuổi phải mừng tuổi theo đôi - nghĩa là phải mừng 2 chiếc phong bao lì xì cho mỗi đứa trẻ - do xuất phát từ quan niệm "những thứ tốt nhất đều đi theo đôi".
Tuy nhiên, ở thế giới hiện đại, tập tục lì xì năm mới đã thay đổi rất nhiều. Thói quen mừng tuổi chỉ cần vài NDT trong những năm 1970 giờ đã phát triển thành hàng ngàn NDT trong những năm gần đây.
"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường chỉ nhận được tiền mừng tuổi ít hơn 10 NDT. Bây giờ, số tiền con trai tôi nhận được dao động từ 100 tới hơn 1.000 NDT" - ông Zhang Qiulin, cha của một cậu bé 5 tuổi tâm sự.
Thậm chí, nhiều người còn coi các phong bao lì xì năm mới như một cách để trao đổi. Do đó, mục đích của việc mừng tuổi là nhằm vào các bậc cha mẹ chứ không còn là những đứa trẻ - giáo sư Fang nói.
Nếu là một người đi mừng tuổi, tôi sẽ phải xem xét cẩn trọng trước để tránh gây áp lực hoặc khó khăn cho cha mẹ của những đứa trẻ nhận tiền mừng tuổi" - Zhang Qiulin cho biết.
Ngoài ra, việc mừng tuổi năm mới cũng có thể là một gánh nặng đối với những người cao tuổi sống nhờ tiền lương hưu và rất đông con cháu - giáo sư Fang nói thêm.
"Tôi thường mừng tuổi khoảng 500 NDT cho mỗi đứa cháu của mình. Tôi không thể đủ khả năng mừng quá nhiều với khoản lương hưu ít ỏi của tôi. Ở tuổi của chúng tôi, tôi nghĩ rằng chúng tôi chỉ có nhiều thời gian chăm sóc cho chúng thay vì tiền bạc" - cụ Xu Jingjie, 72 tuổi, một công chức nghỉ hưu ở Bắc Kinh cho biết.
Còn đối với ông chủ quán ăn 22 tuổi Liu Rubin được nhắc tới trong đầu câu chuyện thì truyền thống đã trở thành một nghĩa vụ. "Hongbao là một gánh nặng" - Liu nói.
Nguyễn Hường (theo China Daily)